Đề nghị cấm vĩnh viễn tổ chức, cá nhân tái phạm nghiêm trọng an toàn thực phẩm
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng đề nghị cấm kinh doanh vĩnh viễn tổ chức, cá nhân vi phạm và tái phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm.

“Cần gắn vi phạm với mã định danh cá nhân, tiến tới đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn với cá nhân, tổ chức tái phạm nghiêm trọng. Tránh tình trạng cơ sở vi phạm bị tước giấy phép, xong lại chuyển địa điểm khác”, ông Nguyễn Đình Hưng đề nghị.
Đảm bảo chất lượng chất lượng bữa ăn miễn phí học đường Phát biểu tại tổ về đề án hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&DT Hà Nội cho rằng, đây là một chính sách rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm của thành phố với thế hệ tương lai. Tuy nhiên, việc triển khai cần được nhìn nhận một cách toàn diện, không chỉ dừng lại ở việc “có bữa ăn” hay “miễn phí”, mà phải đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và phù hợp với thể trạng của trẻ.“Không thể chỉ nghĩ rằng cứ có kinh phí hỗ trợ là đủ. Các yếu tố về điều kiện ăn, nghỉ của học sinh cũng rất quan trọng, nhất là với học sinh tiểu học và mầm non. Bàn ghế, không gian sinh hoạt, vệ sinh, thói quen ăn uống, cả yếu tố tâm lý, giới tính… đều phải tính đến”, ông Tuấn lưu ý.Hiện nay, gần 100% trường tiểu học của Hà Nội đã tổ chức cho học sinh ăn bán trú. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm trường chưa đảm bảo điều kiện để tổ chức bữa ăn trưa hiệu quả. Với quy mô lớn, việc đảm bảo các suất ăn nóng, đủ dinh dưỡng, an toàn và đúng giờ cho hàng trăm nghìn học sinh là không dễ dàng, đặc biệt là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.Phó Giám đốc Sở GD&DT Hà Nội cho biết, thành phố đang triển khai song song hai giải pháp, đầu tiên hỗ trợ kinh phí bữa ăn học sinh, trong đó học sinh ở các vùng khó khăn được hỗ trợ 100% (tương đương 30.000 đồng/suất), học sinh khu vực nội đô được hỗ trợ khoảng 70% (tức 20.000 đồng/suất). Cùng với đó, Hà Nội cũng đang xây dựng cơ chế đấu thầu minh bạch để lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định.