Diễn viên phản diện, đạo diễn phim tội phạm nói về tranh cãi “Người phán xử" làm tăng băng nhóm xã hội đen?

5:00 | 16/09/2021

Liên quan đến tranh cãi phim “Người phán xử” có thực sự làm tăng tội phạm, băng nhóm xã hội đen, nhiều diễn viên, đạo diễn nổi tiếng cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm cá nhân.

Như đã đưa tin trước đó, về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Thiếu tướng Lê Tấn Tới (Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh) cho rằng: “Điều 11, về nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh. Hiện một số bộ phim có tình tiết cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ phạm tội nhưng không bị xử lý, lối sống ích kỷ, một số phim phản ánh quá chân thực, quá chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, vô hình trung làm cho người xem nhận thức sai và bắt chước làm theo.

Điển hình, mới đây, VTV1 chiếu “Người phán xử”, sau khi chiếu bộ phim đó thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều. Đất nước chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim thì pháp luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử lực lượng công an. Phán xử tất cả. Mà phim đó chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?".

Dư luận lập tức đưa ra nhiều ý kiến tranh cãi về nhận định của Thiếu tướng Lê Tấn Tới. Chia sẻ với Gia đình & Xã hội về vấn đề này, một Đại tá về hưu cũng là diễn viên nổi tiếng với những vai tội phạm trên truyền hình bày tỏ quan điểm cá nhân.

Theo đó, nam diễn viên này cho hay: “Là công an và cũng chuyên đóng tội phạm, tôi cho rằng ở góc độ phim ảnh, việc phản ánh, lột tả tội phạm càng chân thực, càng gần gũi đời sống bao nhiêu thì càng tăng cường tính đề cao cảnh giác, phòng chống tội phạm, nâng cao ý thức của người dân bấy nhiêu. 

Còn việc một số người học theo phim ảnh thực tế là có thật nhưng không phải tất cả. Vì vậy không nên vội vàng đánh giá bất kỳ bộ phim nào gây ảnh hưởng mà cần con số cụ thể để phân tích. Muốn có được điều này thì cần cơ quan điều tra xã hội vào cuộc. Nói một bộ phim làm gia tăng tội phạm vậy thì so và sau phim thay đổi ra sao? Tăng như thế nào? Tội phạm cụ thể ra sao?”.

Diễn viên phản diện, đạo diễn phim tội phạm nói gì về tranh cãi “Người phán xử làm tăng tội phạm, băng nhóm xã hội đen? - Ảnh 3.
NSND Trung Anh vai sát thủ Lương Bổng trong "Người phán xử".

Nam diễn viên nổi tiếng vai tội phạm cũng bày tỏ đây là vấn đề lớn liên quan đến an ninh quốc phòng không chỉ có riêng điện ảnh nền cần có buổi thảo luận rõ ràng với sự tham gia của nhiều đơn vị có liên quan.  

“Tôi đồng ý với Thiếu tướng Lê Tấn Tới là cần phanh, thậm chí là không cho ra mắt những phim cổ suý tội phạm xã hội. Nhưng như thế nào là cổ suy thì lại phải định lượng rõ, cụ thể mới đánh giá được.

Nhưng tôi cũng không đồng thuận với đồng chí Lê Tấn Tới khi chỉ rõ “Người phán xử" làm tăng tội phạm, băng nhóm xã hội đen. Vì theo quan điểm của tôi, đôi khi việc gia tăng tội phạm không phải từ phim truyền hình mà do chúng ta kiểm duyệt kém, không quản lý chặt chẽ được những bộ phim về đề tài giang hồ, xã hội đen chiếu tràn lan trên nhiều nền tảng trực tuyến. Những phim lan truyền trên mạng xã hội, Youtube… đâu phải do truyền hình sản xuất, đâu được kiểm duyệt. Đây là kẽ hở quản lý, đó mới là vấn đề.

Còn về cấp độ nghệ thuật thì tôi cho rằng biên kịch “Người phán xử” cũng chưa chặt chẽ sau khi chuyển thể từ bộ phim cùng tên của Israel”, nam diễn viên cho hay.

Thủ vai sát thủ trong “Người phán xử", NSND Trung Anh bày tỏ cảm thấy chán nản vì cho rằng Thiếu tướng Lê Tấn Tới nói theo bản năng, không đưa ra nghiên cứu xã hội học về vấn đề, không có căn cứ.

“Thiếu tướng Lê Tấn Tới làm về luật Điện ảnh, phát ngôn này không chỉ ảnh hưởng một bộ phim mà còn tới toàn ngành. Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này. Phim kết thúc với sự ca ngợi đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu. Phim vạch ra cái xấu của xã hội”, NSND Trung Anh bày tỏ.

Phim giang hồ "Bụi đời Chợ Lớn" bị cấm chiếu vĩnh viễn.

Nam nghệ sĩ nhấn mạnh: “Khán giả truyền hình lâu nay cũng biết phim “Người phán xử” đề cao tình cảm gia đình. Rất nhiều câu thoại, tình tiết trong phim nhắc tới vấn đề này. Điển hình như câu thoại nổi tiếng của Phan Quân như: "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác, có hay không có, không quan trọng!" Tôi thấy trên mạng, mọi người cũng phản ứng khá nhiều về vấn đề này".

Cũng bàn về vấn đề này, đạo diễn Charlie Nguyễn (đạo diễn “Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm phát hành) ngạc nhiên đặt câu hỏi: "Chẳng lẽ khi tội phạm bị bắt, ai cũng nói vì họ coi phim Người phán xử?".

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh - người từng làm phim Bằng chứng vô hình về tội phạm bắt cóc, giết người - chia sẻ với truyền thông rằng điện ảnh giao nhiều điểm với cuộc sống. Ở một xã hội dân trí phát triển, người xem xem phim không chỉ để giải trí, mà còn cảm thấy đồng cảm, chia sẻ với những nỗi đau, sự bất lực, vẻ đẹp và xúc cảm... Người xem cũng có thể bất bình với những tiêu cực, nhận thức và hiểu về nó.

Nam đạo diễn nhấn mạnh, một nền điện ảnh chỉ phát triển khi các đề tài được phản ánh đa dạng, không né tránh, không sợ hãi. Ở đó, người làm phim và người xem phim có sự đối thoại để thực sự chia sẻ, tôn trọng, hiểu về thế giới xung quanh và cũng là hiểu về chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

7:23 | 20/05/2024

Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nà

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nà

7:20 | 20/05/2024

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì có thể thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bổ sung lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

6:00 | 20/05/2024

Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.