Đối tượng nào dễ gặp nguy hiểm khi mắc cúm A?

12:15 | 27/07/2022

Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, do các loại virus cúm gây ra. Hầu hết người bị cúm đều nhiễm virus cúm A và có thể hồi phục không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong.

Cúm là bệnh do virus truyền nhiễm tấn công hệ thống hô hấp. Virus cúm lây nhiễm sang người có thể được phân thành ba nhóm chính: A, B và C. Hầu hết người bị cúm đều bị nhiễm virus cúm A.

Theo BS Mã Thanh Phong (Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm A thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác.

Những người sau khi bị nhiễm cúm, nếu thể trạng khỏe mạnh có thể tự khỏi chỉ trong vòng một tuần. Người già và trẻ nhỏ, hoặc người có các vấn đề về sức khỏe đều có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh cúm nghiêm trọng. Do đó, việc tiêm vaccine phòng cúm phải được tiêm nhắc lại mỗi năm để đảm bảo có hiệu quả với chủng cúm mới.

Người già là đối tượng dễ bị mắc cúm A do sức đề kháng kém.

Người già là đối tượng dễ bị mắc cúm A do sức đề kháng kém.

1. Nguyên nhân gây cúm A

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus.

Ngoài ra, một người có thể bị nhiễm cúm A khi:

Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,…) hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng.

Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,… cũng có thể lây bệnh

Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng.

2. Triệu chứng cúm A

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như:

Ho, đau họng,

Chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.

Đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

Cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch. Rất khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus khác, nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kĩ vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây tử vong.

Sốt, mệt mỏi là triệu chứng gặp phải khi trẻ mắc cúm A.

Sốt, mệt mỏi là triệu chứng gặp phải khi trẻ mắc cúm A.

3. Nhóm người có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh cúm nặng

Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên).

Phụ nữ đang mang thai.

Trẻ em dưới 5 tuổi.

Người bị mắc các căn bệnh mãn tính như: Bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh hen suyễn, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính rối loạn về gan hoặc thận, rối loạn máu, trí tuệ kém phát triển, động kinh.

Người có hệ miễn dịch bị suy giảm do dùng thuốc điều trị bệnh hoặc bị HIV/AIDS.

3.1. Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên)

Theo các nghiên cứu gần, những người lớn trên 65 tuổi là đối tượng có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm cao hơn nhiều so với những người trẻ tuổi và có thể trạng tốt. Nguyên nhân là do sức đề kháng trong cơ thể của nhóm người này giảm sút do tuổi tác, từ đó dẫn tới nguy cơ dễ bị nhiễm các loại virus.

3.2. Phụ nữ đang mang thai

Bệnh cúm có khả năng gây ra các biến chứng của cảm cúm nặng ở phụ nữ mang thai nhiều hơn so với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Bởi trong thời gian thai kỳ, thai phụ thường có những sự thay đổi lớn trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi. Điều này sẽ khiến họ dễ bị nhiễm virus và gặp phải các biến chứng bệnh cúm nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai bị cúm không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn cản trở đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ như triệu chứng sốt do cúm có thể khiến thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh. Vì vậy, việc chủng ngừa vaccine cúm trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và bé không bị nhiễm bệnh.

Phụ nữ mang thai bị cúm không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn cản trở đến sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị cúm không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn cản trở đến sự phát triển của thai nhi.

3.3. Trẻ em dưới 5 tuổi

Cúm ở trẻ em có mức độ nguy hiểm hơn so với bệnh cảm lạnh thông thường, nhất là trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh. Trẻ em ở độ tuổi này dễ gặp phải các biến chứng bệnh cúm, bởi vì sức đề kháng của trẻ đôi khi không đủ khả năng để bảo vệ cơ thể khỏi những loại virus nguy hiểm, bao gồm cả virus cúm. Một số biến chứng của cảm cúm nguy hiểm mà trẻ có thể mắc phải, như rối loạn chức năng não, viêm phổi, mất nước, các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai.

4.4. Người mắc các bệnh mãn tính

Người bị bệnh tiểu đường:

Những người bị mắc bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ ngay cả khi được kiểm soát tốt vẫn có khả năng cao bị các biến chứng bệnh cúm nặng, có thể dẫn tới nhập viện hoặc thậm chí là tử vong. Nguyên nhân là do người bị bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch kém, ít có khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Do vậy, các virus cúm từ bên ngoài môi trường có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang… Ngoài ra, bệnh cúm mùa cũng khiến cho lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng lên, làm cho tình trạng tiểu đường trở nên trầm trọng hơn trước.

Người bị bệnh hen suyễn:

Những người bị hen suyễn, thậm chí là hen nhẹ cũng có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh cúm nặng. Nguyên nhân là do đường hô hấp của những người mắc bệnh hen thường bị sưng lên và vô cùng nhạy cảm. Khi bị nhiễm virus cúm, có thể làm cho người bệnh bị viêm thêm đường hô hấp và phổi. Cùng đó, các virus cúm hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể sẽ kích thích các cơn hen suyễn và làm cho các triệu chứng của bệnh hen trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới nhiễm trùng phổi do cúm.

Người bị bệnh tim và đột quỵ:

Những người ở nhóm đối tượng này thường có hệ miễn dịch bị suy yếu, hệ thống phòng vệ hoạt động kém hơn người bình thường, do vậy các loại virus cúm có cơ hội thuận lợi xâm nhập vào cơ thể và khiến tình trạng bệnh tim của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

4.5 Người bị nhiễm HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là loại virus có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). HIV tấn công các tế bào CD4 trong hệ thống miễn dịch và nếu không được điều trị sẽ dần dần phá hủy khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị các loại virus xâm nhập. Vì vậy, những người bị nhiễm HIV thường có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh cúm, nhất là những người có số lượng tế bào CD4 thấp và không sử dụng thuốc kháng virus (ART) để điều trị HIV. Ngoài ra, các triệu chứng của cúm có thể kéo dài không dứt và gây nguy hiểm tới tính mạng đối với một số trường hợp bị nhiễm HIV.

5. Mắc cúm A bao lâu thì khỏi?

Với một người khỏe mạnh thông thường nếu nhiễm cúm A thì các triệu chứng sẽ khỏi sau 1 tuần. Nhưng nếu triệu chứng vẫn kéo dài lâu hơn và tình trạng nặng hơn thì cần phải được can thiệp điều trị y tế kịp thời. Nhất là với những đối tượng có nguy cơ biến chứng cao như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. 

Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa cúm A.

Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa cúm A.

6. Phòng ngừa bệnh cúm cho những người có nguy cơ cao

Tiêm vaccine ngừa cúm hằng năm.

Tránh tiếp xúc với người bị bệnh cúm.

Hạn chế đến những nơi công cộng, đông người.

Sử dụng khẩu trang y tế khi đi đến nơi công cộng.

Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ để ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Vệ sinh tay sạch sẽ với nước và xà phòng thường xuyên trong ngày, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Không nên sờ tay lên mắt, mũi, miệng để phòng tránh vi khuẩn xâm nhập từ tay vào cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8 lợi ích sức khỏe của việc uống trà xanh mỗi ngày

8:37 | 28/03/2024

Nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều protein

8:39 | 26/03/2024

Chế độ ăn giàu protein giúp kiểm soát cân nặng, chữa lành vết thương và xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein hơn mức cần thiết sẽ không có lợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

6 lưu ý khi uống nước trong thời tiết lạnh tốt cho tim mạch

8:40 | 24/03/2024

Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Dưới đây là những lời khuyên khi uống nước với người bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.