'Đừng để ngành y đơn độc chống bạo lực'

12:34 | 12/08/2022

Hành vi của những kẻ hành hung y bác sĩ dù xuất phát từ động cơ nào cũng cần bị lên án và xử lý mạnh tay. Công an, bảo vệ trật tự xã hội... cùng vào cuộc để ngành y không đơn độc chống bạo lực.

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, gần đây các vụ hành hung bác sĩ, nhân viên y tế lại đang nóng lên, khiến dư luận rất bất bình. Bác sĩ là người chữa bệnh cho người thân của mình, đem lại mạng sống cho các bệnh nhân khác, mà lại bị đánh, hành hung, là điều không thể chấp nhận được. Những kẻ có hành động bạo lực như vậy, cần phải coi đó là hành động côn đồ, phải bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

"Trường hợp nhẹ thì có thể xử lý hành chính, nhưng cần thiết thì phải xử lý hình sự, phạt tù những đối tượng côn đồ, gây rối, hành hung y bác sĩ dù vì bất cứ lý do gì", ông Nguyễn Túc nói.

Ông Nguyễn Túc cho rằng, hậu quả của các vụ hành hung từ gây hư hại tài sản của cơ sở y tế, gây tổn hại tới sức khỏe, tâm lý của nhân viên y tế. Sau mỗi vụ hành hung, bạo hành, ngoài nỗi đau về thể xác, cán bộ y tế còn bị ám ảnh về mặt tinh thần. Nhiều nhân viên y tế sau các vụ bạo hành về y tế vì không thể trụ được với nghề đã phải bỏ nghề hoặc là chuyển sang một lĩnh vực ít liên quan tới người bệnh như là chuyển sang phòng hành chính hoặc các phòng ban chức năng.

Đừng để ngành y tế đơn độc trong bảo vệ các y bác sĩ khỏi bị hành hung trong môi trường bệnh viện. 

Đừng để ngành y tế đơn độc trong bảo vệ các y bác sĩ khỏi bị hành hung trong môi trường bệnh viện. 

Không chỉ những người bị bạo hành bị ảnh hưởng mà cả những người làm trong lĩnh vực y tế cũng bị tổn thương khá lớn về tinh thần, những nỗi lo sợ mơ hồ dần xuất hiện, tình yêu nghề cũng vì thế mà phai nhạt dần.

Tuy không phải là tất cả nhưng cũng phải nhìn nhận lại rằng có một nguyên nhân bắt nguồn từ chính phương pháp làm việc của cán bộ y tế. Việc giao tiếp, ứng xử với người bệnh của một số cán bộ y tế là chưa hợp lý. Đâu đó vẫn còn những người vô cảm với bệnh nhân, làm chưa hết trách nhiệm, điều này cũng cần phải rút kinh nghiệm.

Cán bộ y tế cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp, không những phải giỏi về chuyên môn mà phải có kiến thức xã hội, kiến thức tâm lý và hiểu được nỗi lo của người bệnh để có ứng xử cho phù hợp. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tư vấn, kỹ năng xử lý các nguy cơ cho cán bộ y tế cán bộ y tếvà cả đội ngũ bảo vệ tại các cơ sở y tế.

Ông Nguyễn Túc cho rằng, cần tăng cường các biện pháp an ninh tại các vị trí có nguy cơ cao về mất trật tự như là hệ thống camera, chuông báo động, an ninh. Cần phải có cơ chế phối hợp hợp chặt chẽ giữa y tế và lực lượng an ninh. Cần cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, tăng thời gian thầy thuốc khám và tư vấn cho người bệnh.

"Y tế là một nghề đặc thù, hành nghề y tế là một nghề cao quý. Hãy dành cho cán bộ y tế những điều kiện cần thiết, từ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ đãi ngộ, đặc biệt là cùng xây dựng một môi trường làm việc an toàn, thân thiện để họ làm tốt nhất công việc của mình", ông Nguyễn Túc.

Đừng để ngành y đơn độc chống bạo lực

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ nỗi trăn trở về tình trạng bạo lực với y bác sĩ. Đây không phải là vấn đề mới, song nhiều năm qua, cứ có sự vụ lại xới lên, rồi lại chìm đi mà không có một giải pháp căn bản, xử lý tận gốc vấn đề.

"Hành hung y bác sĩ, gây thương tích cho họ là hành vi ứng xử thiếu văn hóa, thể hiện sự xuống cấp về đạo đức của một số người. Không thể vin vào bất cứ lý do gì để biện minh. Song để bảo vệ đội ngũ y bác sĩ để họ yên tâm hành nghề, cần sự vào cuộc của nhiều ngành. Không thể chỉ ngành y lên tiếng mà giải quyết được vấn đề", ông Lê Như Tiến nhìn nhận.

Bạo lực ở ngành nào cũng có, ngay cả trong nhà trường, trong lớp học hay trong giao thông và các ngành dịch vụ, nhưng chế tài nào để xử lý thì ở trong ngành y lại vẫn còn những lỗ hổng và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Ví dụ như sự quá tải của hệ thống y tế, đặc biệt ở một số nơi cụ thể như khoa cấp cứu, dễ làm cả người bệnh và nhân viên y tế gia tăng áp lực. Áp lực này dễ tạo ra những hành vi mất kiểm soát.

"Đừng để ngành y đơn độc chống bạo lực. Các ngành khác phải có chung trách nhiệm, bởi bạo lực với y bác sĩ làm giảm hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh", ông Lê Như Tiến nói.

Theo ông Lê Như Tiến, y bác sĩ trước tiên hãy tự bảo vệ mình bằng cách thực hiện đúng các nguyên tắc làm việc, không tranh luận với người nhà bệnh nhân, gọi ngay bảo vệ, công an trợ giúp khi có dấu hiệu của bạo lực sắp xảy ra.

Để giải quyết mâu thuẫn giữa người nhà bệnh nhân với y bác sĩ cần phải nâng cấp cơ sở vật chất, nhất là ở các khoa cấp cứu. Ngoài ra cần phải có sự kết nối giữa nhân viên y tế đối với người nhà bệnh nhân trong quá trình chăm sóc điều trị để tránh các hiểu lầm, xung đột đáng tiếc.

Hiện tại, theo khoản 3, Điều 35 Luật Khám chữa bệnh hiện hành, khi có dấu hiệu nguy hiểm đến bản thân, bác sĩ có quyền tự bảo vệ mình bằng cách từ chối khám, chữa bệnh. Các cơ sở y tế cần tiếp tục xây dựng đội ngũ bảo vệ an ninh bệnh viện chuyên nghiệp, có sự phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn để có sự phối hợp can thiệp kịp thời với những đối tượng quá khích, thóa mạ, hành hung đội ngũ nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, điều 26 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng quy định rõ: Mọi tổ chức và công dân có trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế khi họ làm nhiệm vụ. Luật cũng nghiêm cấm hành vi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thầy thuốc và nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụđang làm nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

6:00 | 26/04/2024

Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

6:00 | 25/04/2024

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

Hàng triệu thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nếu muốn du học nước ngoài

6:00 | 24/04/2024

Lựa chọn hướng đi du học nước ngoài sau khi tốt nghiêp THPT hoặc đại học là hướng đi phát triển của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc những điều đặc biệt quan trọng sau đây trước khi đưa ra quyết định đi du học nước ngoài.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.