Dùng tỏi chữa viêm, xoang mũi có thực sự mang lại hiệu quả như lời đồn?

16:19 | 28/09/2022

Sử dụng mẹo dân gian chữa viêm mũi, viêm xoang bằng tỏi rất nguy hiểm vì nó có thể gây nóng, rát và làm phù nề niêm mạc mũi, khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Thời tiết giao mùa, mưa gió, nhiệt độ nóng lạnh thay đổi thất thường sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển, từ đó dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể. Điều này sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm mũi, viêm xoang. Bệnh rất khó để điều trị dứt khoát và thường hay tái đi tái lại mỗi khi thay đổi thời tiết, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nước tỏi có thực sự chữa được bệnh về mũi?

Triệu chứng của bệnh viêm mũi, viêm xoang có thể là bị hắt xì, nghẹt mũi, ngứa mũi trong nhiều năm, mang tính lặp đi lặp lại. Ngoài ra, người bệnh còn có thể thấy đau đầu ở trán, đau ở hốc mắt, đau tai, dây thần kinh có cảm giác giật và 2-3 lần chảy máu cam. Bệnh tiến triển nhanh và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt, viêm màng não, thậm chí gây tử vong… nếu không phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Người bệnh viêm mũi, viêm xoang có các triệu chứng bị hắt xì, nghẹt mũi, ngứa mũi,...

Người bệnh viêm mũi, viêm xoang có các triệu chứng bị hắt xì, nghẹt mũi, ngứa mũi,...

Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn sử dụng một số mẹo dân gian chưa được kiểm chứng, không có căn cứ khoa học như: Dùng nước tỏi nhỏ trực tiếp hay nhét tỏi vào mũi để chữa bệnh, ngửi thảo dược không đúng cách, không đúng liều lượng, không đảm bảo vệ sinh… Việc làm này không chỉ gây ra tình trạng viêm mũi nặng hơn mà thậm chí có thể làm thương tổn hệ thống niêm mạc và gây viêm mũi mạn tính, về lâu dài dẫn tới các bệnh nguy hiểm về mũi. Thêm nữa, bất kỳ dung dịch nào nhỏ vào mũi mà quá kiềm hoặc quá axít đều sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi. Do đó, các loại thuốc nhỏ mũi luôn được khuyến cáo có nồng độ pH trung tính.

Theo BS. Đỗ Anh, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tỏi cũng có hiệu quả trong điều trị khàn tiếng, long đàm và ho.

Trong dân gian Việt Nam, người ta cũng thường dã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi, hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra quy trình điều trị một cách có khoa học và liều lượng cụ thể. Vì thế tuyệt đối không nên tự ý nhỏ nước tỏi vào mũi, đặc biệt là trẻ em khi có dấu hiệu cảm cúm, ngẹt mũi.

Trong trường hợp bị ngạt mũi, bác sĩ thường chỉ định rửa mũi bằng nước muối sinh lý khoảng 5 lần/ngày. Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nên ngâm ấm nước muối ấm rồi nhỏ vào mỗi bên mũi (theo độ tuổi).

Đối với người bệnh bị viêm mũi, viêm xoang, bác sĩ thường chỉ định rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch.

Đối với người bệnh bị viêm mũi, viêm xoang, bác sĩ thường chỉ định rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch.

Đối với trẻ nhỏ, để giảm phòng ngừa bệnh cảm cúm, tốt nhất phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm phòng cẩn thận, giữ ấm cho trẻ, hạn chế đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, môi trường lạ, giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt, vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi.

Ngoài ra, tỏi có chứa sunfua, nhiều axit amin, các muối khoáng như germani, selen, kẽm và vitamin A, B, C. Vì vậy khi nhỏ trực tiếp nước tỏi vào mũi rất dễ dẫn đến niêm mạc mũi của bé bị kích ứng mạnh bởi sức nóng, cay từ tỏi. Thậm chí, nếu không pha loãng nước tỏi, để nồng độ quá đặc rồi nhỏ vào mũi trẻ dễ khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, không phát hiện điều trị có thể gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm. Việc điều trị bỏng niêm mạc mũi cũng rất khó khăn và lâu dài. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng nước ép tỏi, ép hành để nhỏ mũi cho trẻ.

Việc người lớn thường xuyên nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ để trị ngạt mũi sẽ khiến trẻ dễ bị viêm mũi, viêm xoang. Vì nước tỏi cay, nóng sẽ ảnh hưởng tới màng mũi của trẻ (vốn đã mỏng và nhạy cảm). Vì vậy, tuyệt đối không nên dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ, nhất là nước tỏi đậm đặc. Việc lạm dụng muối sinh lý cũng không tốt cho trẻ. Chỉ trong những trường hợp bị viêm mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… thì mới nên dùng muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt sẽ giúp thuốc có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh, con không bị ngạt, sổ mũi ngày cũng nhỏ cho con 5-7 lần để rửa mũi là điều không nên. Vì lúc này, mũi đang ở trạng thái bình thường, việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi. Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Hơn nữa, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ bị khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm xoang, viêm phổi.

Khi trẻ đi đường bụi bặm về, cha mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ mà không có hướng dẫn của thầy thuốc.

Sử dụng tỏi để chữa viêm mũi, viêm xoang bằng tỏi rất nguy hiểm vì nó có thể gây nóng, rát và làm phù nề niêm mạc mũi...

Sử dụng tỏi để chữa viêm mũi, viêm xoang bằng tỏi rất nguy hiểm vì nó có thể gây nóng, rát và làm phù nề niêm mạc mũi...

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Báo SKĐS, BS Nguyễn Hy Quang, Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện E Trung ương cho biết: “Nước tỏi không được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm mũi xoang dị ứng hay viêm mũi xoang nhiễm khuẩn. Có thể phần lớn mọi người dùng nước tỏi khi có ngạt tắc mũi vì nghĩ rằng nó là cây cỏ tự nhiên an toàn.

Bên cạnh đó, quá trình làm nước ép tỏi có thể không đảm bảo vệ sinh, dẫn tới đưa thêm vi khuẩn vào mũi, làm tình trạng viêm mũi xoang đang nhẹ thành nặng, từ viêm mũi dị ứng thành viêm mũi xoang mủ”.

Phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang tại nhà như thế nào?

Cách phòng bệnh ở mũi hiệu quả nhất là dùng nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc, có hai dạng là xịt và nhỏ mũi. Một số loại thuốc chứa các nguyên tố vi lượng như lưu huỳnh kẽm, mangan v.v… Những nguyên tố vi lượng này giúp bảo vệ, tăng đề kháng của niêm mạc mũi. Đối với trường hợp viêm mũi thông thường sau khi cảm cúm, có thể chữa bằng cách nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý. Nếu sau đó người bệnh vẫn sổ mũi, đặc biệt là nước mũi trở nên đặc, có màu vàng xanh là biểu hiện bội nhiễm, nên đến bác sĩ chuyên khoa ngay. Để phòng viêm mũi, nên mang khẩu trang y tế khi ra đường; giữ ấm cơ thể; giữ vệ sinh mũi và họng; bổ sung chế độ ăn nhiều vitamin C, uống nhiều nước, ăn trái cây tươi và rau xanh; làm việc và nghỉ ngơi điều độ, thường xuyên tập thể dục….

Cách phòng bệnh ở mũi hiệu quả nhất là dùng nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc, có hai dạng là xịt và nhỏ mũi.

Cách phòng bệnh ở mũi hiệu quả nhất là dùng nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc, có hai dạng là xịt và nhỏ mũi.

BS Nguyễn Hy Quang cũng khuyến cáo thêm, hiện nay trên thị trường rất thông dụng nhiều dòng sản phẩm nước muối ưu trương hay muối biển ưu trương nống độ từ 1.8% - 3% ví dụ Sterimar Hypertonic (1.8% cho trẻ em, 2.1% cho người lớn), Nebial 3% (lọ nhỏ mũi, lọ xịt)... Khi xịt rửa mũi bằng nước muối biển, ngoài tác dụng sát khuẩn nó còn rút nước từ trong các mô ở niêm mạc mũi cuốn ra ngoài dẫn tới tác dụng giảm nghẹt.

Nước muối biển ưu trương (là dung dịch nước muối có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu (ASTT) trong dịch cơ thể (ASTT > 380mOsmol/L)) cũng lành như loại muối biển đẳng trương 0.9% (là dung dịch nước muối có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu (ASTT) trong dịch cơ thể (ASTT = 380mOsmol/L)), có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Bởi vậy mọi người nên sử dụng nước muối biển ưu trương thay vì sử dụng nước tỏi để giảm ngạt mũi, vừa đảm bảo vệ sinh vô khuẩn vừa có hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm xoang với tác dụng đã được chứng minh.

Tin cùng chuyên mục

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.