Giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết nguy hại như nào đến thể trạng?

13:38 | 19/10/2022

Giảm tiểu cầu được coi là một bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến an toàn, tính mạng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thông tin từ Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) cho biết, mới đây các bác sĩ của viện này vừa cứu sống một bệnh nhân sốt xuất huyết có lượng tiểu cầu về 0.

Bệnh nhân là ông N.Đ.T (57 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội). Trước khi vào viện một tuần, bệnh nhân thấy người gai rét, mệt nhiều, sốt 39 độ C, uống thuốc hạ sốt thấy đỡ.

Tuy nhiên, đến ngày thứ ba sau sốt, ông T đánh răng thấy máu tươi chảy ồ ạt. Bệnh nhân được đưa tới cấp cứu tại bệnh viện huyện, xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyến Dengue, đặc biệt, tiểu cầu về mức 0 G/L. Lập tức, ông T được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Theo ThS.BS Hà Huy Tình (Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa Đống Đa) cho hay, đây là trường hợp mắc sốt xuất huyết có tiểu cầu hạ về 0 hiếm gặp.

Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh là từ 150 - 450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50; Mức nghiêm trọng là 10 - 20. Trong vụ dịch sốt xuất huyết năm nay, bệnh viện đã gặp một số bệnh nhân có tiểu cầu từ 3- 5 G/L nhưng tiểu cầu về 0 như ca bệnh này là lần đầu gặp.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh. Ảnh: TL

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh. Ảnh: TL

Bệnh nhân còn có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, gout đã biến chứng u sùi bàn chân, thời điểm vào viện có triệu chứng chảy máu chân răng, chảy máu tại các khối u sùi chân… Các bác sĩ đã cho bệnh nhân truyền dịch để tăng cô đặc máu, cầm máu, truyền khối tiểu cầu… 3 ngày sau, tiểu cầu ông T tăng lên 28 G/L, cầm máu. Sau gần 7 ngày điều trị, tiểu cầu ông T tăng lên 146 G/L, đạt mức bình thường, sức khoẻ ổn định, được ra viện.

Chia sẻ trên VietnamNet, PGS.TS Nguyễn Hà Thanh (Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) nhận định, nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết là do tủy xương (nơi sản xuất tiểu cầu) bị ức chế. Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn người bệnh bị sốt xuất huyết đã phá hủy một lượng lớn tiểu cầu; Tăng kết dính tiểu cầu với các tế bào nội mạch; Tiểu cầu bị các tế bào thực bào phá hủy… Số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây tình trạng xuất huyết, máu khó đông, khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh cũng giảm đi.  

Khi bị mắc sốt xuất huyết, cần lưu ý các biểu hiện của giảm tiểu cầu. Ở thể nhẹ, người bệnh có xuất huyết trên da ở cẳng tay cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng… Ở thể trung bình, người bệnh có xuất huyết niêm mạc: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài có phân đen hoặc máu, đi tiểu ra máu. Ở nữ có thể có kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm hơn kỳ hạn.

Hình ảnh minh họa tiểu cầu bị giảm khi sốt xuất huyết.

Hình ảnh minh họa tiểu cầu bị giảm khi sốt xuất huyết.

Giảm tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một loại tế bào máu được sản xuất trong tủy xương. Tiểu cầu có chức năng ngưng kết với nhau thành một cục máu đông để bịt kín mạch máu khi bị tổn thương, giúp cầm máu hiệu quả.

Trong máu trung bình có số lượng khoảng từ 150.000 - 450.000 tế bào tiểu cầu/micro lít máu. Tiểu cầu thường chỉ sống được khoảng từ 7 - 10 ngày, sau đó bị loại bỏ và cơ thể tiếp tục tái tạo ra tiểu cầu mới.

Giảm tiểu cầu là thuật ngữ mô tả tình trạng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu, số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/micro lít máu. Dù số lượng tiểu cầu giảm, chức năng của chúng vẫn được duy trì.

Khi số lượng tiểu cầu quá thấp thì quá trình đông máu sẽ bị chậm lại, có thể gây chảy máu tự phát bên ngoài, chảy máu bên trong hoặc chảy máu dưới da. Đối với các trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu và cầm máu có thể vẫn bình thường.

Triệu chứng nhận biết của bệnh giảm tiểu cầu

Tiểu cầu giảm có nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Với mỗi mức độ sẽ cho ra từng dấu hiệu, triệu chứng khác nhau để có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh của mình. Cụ thể:

Mức độ nhẹ: Thường ở mức độ nhẹ, người có tiểu cầu bị giảm xuống thấp so với mức bình thường thường không xuất hiện triệu chứng. Thông thường, người có tiểu cầu giảm ở mức độ nhẹ phát hiện thông qua xét nghiệm huyết đồ.

Mức độ nặng với khoảng dưới 20.000 tế bào tiểu cầu trên 1 micro lít máu xuất hiện các triệu chứng như: khi bị đứt tay, chân sẽ chảy máu dài hơn; phụ nữ sẽ bị ra nhiều máu hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.

Mức độ nặng với khoảng dưới từ 10.000 - 20.000 tế bào tiểu cầu trên 1 micro lít máu xuất hiện các triệu chứng như: chảy máu tự phát như xuất huyết niêm mạc mũi, họng, miệng, xuất huyết dưới da, xuất huyết ống tiêu hóa.

Các nốt giảm tiểu cầu xuất hiện là các vết nhỏ, đỏ với kích thước bằng đầu kim, phẳng thường thấy ở khu vực hai cẳng chân. Đây là triệu chứng của xuất huyết các mao mạch ở niêm mạc hoặc ở vùng da.

Xuất hiện các nốt xuất huyết tiểu cầu ở dưới da, những nốt này được hình thành có thể đến từ sự hội tụ của các nốt xuất huyết trên da. Những nốt đỏ này có đường kính bình thường trong khoảng 3mm.

Tiểu cầu giảm có nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ cho đến nặng.

Tiểu cầu giảm có nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ cho đến nặng.

Giảm tiểu cầu bao nhiêu thì nguy hiểm?

Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây tình trạng chảy máu (xuất huyết), khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh cũng giảm đi. Bệnh nhân có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc thậm chí là có biến chứng xuất huyết não dẫn tới tử vong.

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nguy hại như nào đến sức khỏe?

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Vinmec, sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là một căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khá nặng nề có thể gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Với bệnh cảnh bình thường, bệnh nhân sẽ có cơn sốt kéo dài kèm theo các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi, nôn mửa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động.

Nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng giảm tiểu cầu, sẽ có những đốm chảy máu trên da, các bộ phận khác trên cơ thể và thoát huyết tương. Sốt xuất huyết nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây sốc, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Tin cùng chuyên mục

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.