Hàng loạt động vật quý hiếm đang sống khỏe ở Tây Nguyên
Những cánh rừng tự nhiên với diện tích rộng lớn ở Tây Nguyên đang là nơi sinh sống, phát triển của nhiều động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) cũng đang là nơi sinh sống của có 34 loài động vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 37 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới. Đặc biệt, nhiều loài trên thế giới cũng như Việt Nam dần tuyệt chủng như gấu ngựa, gà tiền mặt màu đỏ. Bên cạnh đó là khỉ đuôi lợn, bò tót, beo lửa, trăn gấm, tê tê, mèo rừng, voọc chà vá chân đen, chân xám, nai cà tông…

Đồng thời, còn tiến hành lắp camera an ninh tại một số khu vực quan trọng để giám sát người ra vào rừng. Thông qua camera giám sát, nếu phát hiện ai mang súng hay bẫy săn bắt động vật vào rừng thì lực lượng chức năng truy đuổi để ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.


Không chỉ bảo vệ nghiêm ngặt động vật quý hiếm đang sống trong những khu vực rừng tự nhiên, nhiều cơ quan chức năng ở Tây Nguyên còn thường xuyên thả động vật quý hiếm sau khi giải cứu hoặc tiếp nhận được về rừng. Việc thả động vật quý hiếm về tự nhiên là việc làm quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái.

Ông Lê Văn Hồng - phụ trách Phòng Cứu hộ động vật hoang dã (Trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và bảo vệ rừng Đắk Lắk, đóng tại huyện Buôn Đôn) - cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ quan của ông Hồng đã phối hợp đơn vị liên quan thả hàng chục loài động vật quý hiếm về tự nhiên. Qua nghiên cứu, khi về tự nhiên, các động vật hoang dã đều thích nghi, sống khỏe.

Cụ thể, Trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và bảo vệ rừng Đắk Lắk phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông (Đắk Lắk) và Vườn quốc gia Chư Yang Sin thả thành công 13 cá thể động vật quý hiếm về rừng như tê tê Java, khỉ đuôi lợn, trăn gấm, khỉ đuôi dài, rùa hộp trán vàn…
