Hành hung nhân viên y tế, cần làm gì để ngăn chặn?

9:45 | 17/08/2022

Hành hung nhân viên y tế không phải diễn ra gần đây. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng rồi đâu lại vào đó. Phải chăng do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe? Cần làm gì để nhân viên y tế có một môi trường làm việc an toàn?

Bài 1: Ghi nhận tại phòng khám

Đợt dịch COVID-19 vừa qua, nhiều nhân viên y tế khi trao đổi với phóng viên, đều tỏ ra rất ấm ức, buồn bã. Có những lúc, những giọt nước mắt tủi hờn trực trào ra khi họ phải đối diện với những lời thóa mạ, xúc phạm, thậm chí hành hung của người nhà bệnh nhân dành cho chính nhân viên y tế- những người đang trực tiếp cứu chữa bệnh cho người thân của họ. Bệnh nhân đông, áp lực công việc nặng nề, thầy thuốc đối diện ra sao?

"Nhịn uống nước, nhịn đi vệ sinh để khám hết bệnh nhân"

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, số lượng bệnh nhân đến thăm khám tại các bệnh viện tuyến trung ương tăng gấp 3 đến 4 lần, khiến nhiều bệnh viện trở lại quá tải.

Ghi nhận tại Bệnh viện E, vào sáng 16/8, từ sảnh tầng 1 khu vực lấy số thứ tự thăm khám, đến Khoa Cấp cứu, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa khám bệnh tầng 2, Khoa Nhi ở tầng 4.... rất đông bệnh nhân. Người bệnh, người nhà đứng xếp hàng hai bên hành lang, lối sảnh bệnh viện, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh hoạt động hết công suất.

Tình trạng này không chỉ xảy ra tại BV E mà các cơ sở y tế khác như BV Việt Đức, BV Bạch Mai… đều ghi nhận bệnh nhân đông trở lại.

Theo các thầy thuốc, khi COVID-19 được khống chế, bệnh nhân từ các địa phương đến thăm khám tại các bệnh viện tuyến Trung ương tăng rất nhanh so với thời điểm trong dịch. Trong khí đó, thời tiết đang có những diễn biến bất thường, nắng - mưa liên tục làm các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, tay chân miệng… tăng cao khiến bệnh nhân nhập viện thăm khám cũng tăng lên, nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải.

Bà Nguyễn Thị Luyện nhà ở quận Nam Từ Liêm nói, bà có tiền sử bệnh tiểu đường biến chứng đã lâu, thời gian này người đau nhức, mệt mỏi hơn, nên hôm nay quyết định đi khám.

Hai ông bà dậy từ 4 rưỡi sáng để di chuyển đến BV, nhưng bà rất bất ngờ vì đến sớm vậy mà tại đây đã có rất đông bệnh nhân, hỏi ra mới biết họ phần lớn là những bệnh nhân tại các địa phương, bắt chuyến xe đêm để kịp thăm khám trong ngày. 

Đến 9h30, bà Luyện được vào khám và sau đó đi làm các xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm.

"Nhà gần bệnh viện, có vấn đề gì về sức khỏe cũng vào đây thăm khám, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy bệnh nhân đông khủng khiếp như vậy", bà Luyện nói. Không chỉ riêng bà Luyện, mà nhiều bệnh nhân đến thăm khám định kỳ tại đây cũng cho biết rất ngỡ ngàng vì thấy lượng bệnh nhân hôm nay đông hơn mọi lần.

 Bệnh nhân đến thăm khám tại Khoa Khám bệnh - BV E sáng 16/8.

 Bệnh nhân đến thăm khám tại Khoa Khám bệnh - BV E sáng 16/8.

Thầy thuốc đồng hành cùng bệnh nhân

ThS. BS Phạm Văn Ngư – Trưởng Khoa Khám bệnh (BV E) cho biết: Sau dịch COVID-19 số lượng bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám tăng cao. 

Chỉ trong ngày 15/8, bệnh viện ghi nhận gần 2.000 lượt bệnh thăm khám tại tất cả các khoa phòng, riêng Khoa khám bệnh, bệnh nhân có thẻ BHYT là hơn 1.300 lượt đến khám.

Hai ngày đầu tuần nên số lượng bệnh nhân tăng đáng kể, dự kiến nhiều bệnh nhân phải đợi đến chiều mới có kết quả.

"Thầy thuốc chúng tôi bắt đầu ca làm việc từ 6h30 nhưng đến gần hết giờ trưa bệnh nhân đợi thăm khám vẫn còn rất đông. Có lẽ hôm nay sẽ phải làm quá giờ để giải quyết hết bệnh nhân đang chờ. Nhiều bác sĩ không có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí muốn dừng tay đi vệ sinh, cũng cố nhịn",  BS Ngư nói.

Bệnh nhân đông, thầy thuốc cũng rất áp lực, nhiều người do chờ đợi lâu dẫn đến cáu gắt, có những lời nói khó nghe. Bệnh nhân ở tỉnh xa, nếu không kịp giải quyết để lấy kết quả trong ngày dễ dẫn đến bức xúc, dồn lên cho nhân viên y tế.

Những thầy thuốc trẻ, khi gặp cường độ công việc cao, nghe những lời nói xúc phạm của bệnh nhân nhiều người dễ chán nản với công việc. 

"Với hơn 30 năm công tác trong ngành y, 25 năm làm ở Khoa hồi sức tích cực, mọi hỉ nộ, ái ố với nghề đều đã trải qua, tôi luôn cố gắng dung hòa khi người bệnh, người nhà căng thẳng." BS Ngư kể.

 ThS. BS Phạm Văn Ngư – Trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện E).

 ThS. BS Phạm Văn Ngư – Trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện E).

Tại khoa khám bệnh, mặc dù bệnh nhân thăm khám đông, nhưng đa số là bệnh nhân thông thường, nên không chịu áp lực cao như các bác sĩ tại khoa hồi sức, đặc biệt là khoa cấp cứu.

"Hai khoa này bác sĩ phải đối mặt trực tiếp với tính mạng người bệnh, nên bên cạnh áp lực về chuyên môn để làm sao cứu sống được người bệnh còn phải chịu những áp lực khi tiếp xúc với gia đình bệnh nhân.

Bởi trong tình trạng nguy kịch, nhiều người lo lắng, mất bình tĩnh, khi đó nhân viên y tế chẳng may có lời nói, hay thái độ không đúng chuẩn mực là có thể bị người nhà bệnh nhân chửi bới, thậm chí hành hung ngay", BS Ngư chia sẻ.

Nghề nghiệp nào trong xã hội cũng có những căng thẳng, áp lực riêng, nhưng riêng với nghề y, tôi cho rằng áp lực công việc của họ gấp ngàn lần. Mở mắt ra, đến bệnh viện là đối mặt với sinh mạng của hàng nghìn người. Thời gian làm việc nhiều, không gian ngột ngạt, chỉ người với người, mùi thuốc sát trùng, mùi thuốc tẩy rửa… mỗi ngày thăm khám, chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân, mỗi bệnh nhân với các triệu chứng khác nhau phải căng mắt nhìn dấu hiệu, căng tai nghe nhịp tim, huyết áp, căng não lục lọi xem dấu hiệu này là bệnh gì?...

Các giác quan luôn trong tình trạng căng như dây đàn cũng chỉ để bệnh nhân có được một sức khỏe tốt hơn. Do vậy, mỗi người khi đến bệnh viện, dù có lo lắng cho người thân thế nào đi nữa, hoặc có chờ đợi khám lâu một chút cũng nên kiềm chế, giữ bình tĩnh, trách nhiệm của bác sĩ là chữa bệnh cứu người, do vậy hơn ai hết họ biết được tình trạng bệnh nhân như thế nào và sẽ có những chỉ định phù hợp.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Thuốc trị rối loạn tiền đình

Thuốc trị rối loạn tiền đình

7:19 | 18/05/2024

Việc điều trị rối loạn tiền đình sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh…

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

7:18 | 16/05/2024

Đau đầu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ. Vậy làm thế nào để trị?

Rôm sảy dùng thuốc gì?

Rôm sảy dùng thuốc gì?

7:17 | 14/05/2024

Rôm sảy là tình trạng các tuyến mồ hôi bị viêm do mồ hôi tích tụ trên bề mặt da. Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và chức năng tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ nên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.