"Họ nói chỉ cần có con trai"

7:47 | 09/11/2020

Câu chuyện buồn về tư tưởng "trọng nam khinh nữ" trong thời hiện đại do PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chia sẻ.

Trong quá trình làm công việc chọc hút ối để xét nghiệm dị dạng thai nhi, PGS.TS Trần Danh Cường - chuyên gia sản khoa hàng đầu Việt Nam về sàng lọc trước sinh và sơ sinh - cho biết, ông gặp rất nhiều trường hợp sản phụ và gia đình tha thiết phải có con trai bằng được. 

Đó là trường hợp một sản phụ lớn tuổi, được BS Cường làm xét nghiệm ối. Không may, kết quả cho thấy thai nhi có dị tật về nhiễm sắc thể gọi là hội chứng Down. Mắc hội chứng này, bé sinh ra sẽ bị kém phát triển, có nguy cơ tàn phế về trí tuệ.

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Lê Bảo

Nhưng điều đáng nói, thai nhi mang giới tính nam nên "họ vẫn quyết tâm đẻ". "Họ nói chỉ cần có con trai" - BS Cường nhớ lại và nói thêm rằng dù việc lựa chọn bằng mọi cách để sinh ra một thai nhi như vậy gặp rất nhiều khó khăn khi sinh ra, cũng như hệ lụy về lâu dài về tương lai của em bé, "nhưng họ vẫn quyết tâm đẻ".

Rõ ràng, họ tha thiết có một đứa con trai, bất chấp chất lượng sống của đứa bé ấy như thế nào ngay khi ra đời. 

Ở Việt Nam, tình trạng phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái là một trong các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến mức chênh lệch đáng báo động của mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) từ năm 2006 đến nay. 

Theo các chuyên gia, mất cân bằng GTKS là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phân biệt đối xử nam nữ. Theo số liệu của Bộ Y tế, mặc dù nhà nước đã có nhiều chương trình can thiệp nhưng theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở công bố cuối năm 2019, tỷ số GTKS ở Việt Nam vẫn là 111,5 bé trai/00 bé gái. 

Ảnh minh họa.

Bà Hà Thị Quỳnh Anh, công tác tại Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết với tỷ số này, Việt Nam đứng cao thứ ba thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Khi mới được phát hiện, mất cân bằng GTKS chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng nhưng nay đã được phát hiện trên 40 tỉnh, thành trên cả nước.

Đáng nói, mất cân bằng GTKS xảy ra ở cả thành thị và nông thôn, cả ở gia đình có điều kiện kinh tế và cả những gia đình ít điều kiện kinh tế hơn. Thậm chí mất cân bằng GTKS còn cao hơn ở những gia đình mà người vợ có trình độ học vấn cao hơn. 

Theo báo cáo về tình trạng dân số thế giới 2020 do UNFPA công bố thì mỗi năm ở Việt Nam có 40.800 bé gái không được sinh ra do thực hành lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới. 

"Như chúng ta đã biết tỷ số GTKS ở mức tự nhiên là 103-105/100 bé gái được sinh ra sống. Dựa trên con số theo quy luật tự nhiên này và con số thực tế bé gái được sinh ra hằng năm tại Việt Nam thì chúng ta có thể tính ra được sự thiếu hụt bé gái như ở trên" - bà Quỳnh Anh giải thích. 

Nếu mất cân bằng GTKS không được giải quyết thì trong vòng 30 năm nữa dự đoán Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ, kèm theo hàng loạt hệ luỵ xã hội khác. Kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy rằng, việc thiếu hụt nam giới sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nam giới mà còn cả phụ nữ. Ví dụ, nảy sinh vấn đề mua bán phụ nữ và trẻ em gái vì mục đích bóc lột tình dục, kết hôn sớm, bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái... Đồng thời việc thiếu hụt phụ nữ cũng dẫn đến thay đổi quy mô lực lượng lao động và từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Còn với nam giới, vì thiếu hụt phụ nữ nên nam giới sẽ khó có thể tìm được bạn đời để có thể kết hôn khi đến tuổi trưởng thành, điều này sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng hôn nhân. Đặc biệt là những nam giới từ nhóm yếu thế hơn như nam giới có trình độ học vấn thấp từ những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, nam giới khuyết tật càng dễ bị đẩy vào tình trạng dễ tổn thương hơn. 

"Nếu vì lý do thai nhi là gái và một trong hai vợ chồng muốn bỏ, đặc biệt do áp lực phải sinh con trai cũng gây ra tâm lý rất nặng nề tới người phụ nữ. Tâm lý đó gây ra biến chứng rất nặng tới người phụ nữ đang mang thai, đó là đờ tử cung, gây ra chảy máu sau khi nạo hút, nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một biến chứng về y tế rất nguy hiểm đến tính mạng".

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về xử phạt không có giấy phép lái xe 2024, cần nắm rõ để không bị ‘thủng ví’

Quy định mới nhất về xử phạt không có giấy phép lái xe 2024, cần nắm rõ để không bị ‘thủng ví’

6:00 | 18/05/2024

Khi tham gia giao thông lái xe cần mang đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh đủ khả năng điều khiển theo quy định. Trường hợp không có giấy phép lái xe bị xử lý như thế nào?

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

6:00 | 17/05/2024

Từ ngày 1/7/2024, việc bãi bỏ lương cơ sở đã mở đường cho một cơ chế mới trong việc xác định mức hưởng lương hưu. Vậy mức lương hưu được tính thế nào?

Điểm mới về đăng ký thường trú, tạm trú sắp áp dụng, hàng triệu người dân nên biết

Điểm mới về đăng ký thường trú, tạm trú sắp áp dụng, hàng triệu người dân nên biết

6:00 | 16/05/2024

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Cư trú, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hàng loạt quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú. Những điểm mới đó là gì?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.