[Infographic] - Khuyến cáo mới nhất phòng bệnh đậu mùa khỉ sau ca mắc đầu tiên ở Việt Nam

7:10 | 05/10/2022

Bộ Y tế cập nhật khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ sau khi Việt Nam ghi nhận ca mắc đầu tiên.

Infographic_Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. 

Infographic_Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. 

Triệu chứng bệnh Đậu mùa khỉ

- Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi.

- Phát ban: nhìn giống như mụn nước, xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

- Hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần.

- Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Sau khi Việt Nam ghi nhận ca mắc bệnh Đậu mùa khỉ đầu tiên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ như sau:

6 điều nên làm nhằm phòng bệnh Đậu mùa khỉ

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tát các dịch tiết đường hô hấp. Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. 

2. Thường xuyên rửa tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ ngay với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm bệnh. 

Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe. 

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh bố tâm thần, mẹ bại liệt thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt?

Nam sinh bố tâm thần, mẹ bại liệt thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt?

8:29 | 03/05/2024

Câu chuyện truyền cảm hứng của chàng thủ khoa đại học Thanh Hoa đã khiến nhiều người cảm động.

Vì sao giá hàng hoá, dịch vụ ở Hà Nội đắt đỏ ?

Vì sao giá hàng hoá, dịch vụ ở Hà Nội đắt đỏ ?

7:19 | 03/05/2024

Tổng cục Thống kê mới đây đã chỉ ra, giá cả hàng hoá, dịch vụ sinh hoạt ở thành phố Hà Nội trở nên đắt đỏ nhất cả nước. Thậm chí liên tục nhiều năm liền, Hà Nội đã giữ vị trí “quán quân” này.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

7:11 | 02/05/2024

Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.