Kê đơn thuốc ngoại trú lên đến 90 ngày: Bác sĩ khuyến cáo gì với người bệnh mạn tính?
Việc phải đến bệnh viện mỗi tháng để lấy đơn thuốc, dù bệnh đã ổn định, thực sự gây ra nhiều phiền toái và gánh nặng không nhỏ cho người bệnh và gia đình. Không chỉ vậy, việc quá tải bệnh viện cũng gia tăng do người bệnh phải quay lại thường xuyên dù không cần can thiệp y tế mới...
Thay đổi này được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng đi lại, chi phí cho người bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị liên tục, ổn định.
Kê đơn thuốc dài ngày: Người bệnh nhàn hơn, hệ thống y tế cũng giảm tải
Lý giải về quy định kê đơn thuốc nới rộng thời gian lên tối đa 90 ngày thay vì 1 tháng như trước đây, TS.BS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế, khẳng định việc ban hành quy định này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp từ thực tiễn điều trị lâu dài.Đặc biệt, sau giai đoạn đại dịch COVID-19, nhiều cơ sở khám chữa bệnh và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất xem xét điều chỉnh quy định để phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn và giảm chi phí, thủ tục cho người bệnh.Đồng thời, ông Dương nhấn mạnh thêm về những bất cập trước đây: "Việc phải đến bệnh viện mỗi tháng để lấy đơn thuốc, dù bệnh đã ổn định, thực sự gây ra nhiều phiền toái và gánh nặng không nhỏ cho người bệnh và gia đình. Không chỉ vậy, việc quá tải bệnh viện cũng gia tăng do người bệnh phải quay lại thường xuyên dù không cần can thiệp y tế mới".

Kê đơn cần cá thể hóa: Lợi cả đôi đường
Theo ThS.BSCKII Trần Thái Sơn – Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ được phép kê đơn thuốc tối đa 90 ngày đối với các bệnh mạn tính nằm trong danh mục 252 bệnh."Với người bệnh, điều này giúp họ tiết kiệm chi phí, giảm số lần đi lại, đỡ tốn thời gian và công sức – đặc biệt là những bệnh nhân ở xa hoặc có sức khỏe yếu. Tôi nghĩ, người hưởng lợi trực tiếp nhất chính là người bệnh"- ông Sơn nói và nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của việc cá thể hóa trong kê đơn: "Quyền kê đơn 90 ngày không có nghĩa là bệnh nhân nào cũng nên được kê như vậy. Bác sĩ buộc phải đánh giá thật kỹ tình trạng cụ thể của từng người bệnh".Ông Sơnbổ sung: "Quan điểm của chúng tôi là kê đơn cần cá thể hóa – mỗi người bệnh một phác đồ, không máy móc. Làm được như vậy thì vừa tiết kiệm cho quỹ BHYT, vừa giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn".Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, Bệnh viện Bạch Mai đã chủ động triển khai nhiều biện pháp. Bệnh viện đã tích hợp, cập nhật Thông tư mới vào phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án điện tử, tổ chức tập huấn kỹ lưỡng cho toàn bộ đội ngũ y bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ khám ngoại trú.Việc giám sát chất lượng kê đơn cũng được thực hiện chặt chẽ thông qua việc cập nhật đầy đủ quy định của Bộ Y tế, tổ chức đào tạo định kỳ, rà soát thuốc mua sắm, và sử dụng hệ thống phần mềm quản lý có chức năng cảnh báo tương tác thuốc, cảnh báo thuốc dễ nhầm lẫn. Đặc biệt, bệnh viện còn thực hiện bình đơn thuốc hàng tuần để đánh giá tính hợp lý, phát hiện và điều chỉnh các bất cập.Khuyến cáo cho người bệnh khi nhận thuốc dài ngày
Phân tích cụ thể hơn về những lợi ích của việc kê đơn dài ngày đối với nhóm bệnh nhân mạn tính, đặc biệt là bệnh nhân nội tiết, TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Khoa Nội tiết và Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những bệnh nhân này thường là người già, sống phụ thuộc, có thu nhập thấp, và thường mắc nhiều bệnh đồng mắc, khả năng đi lại hạn chế.Vì vậy, việc kê đơn thuốc dài ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm số lần và thời gian đi đến bệnh viện, phòng khám; tiết kiệm chi phí đi lại; hạn chế nguồn lây nhiễm; hạn chế ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, thời tiết xấu; và đơn thuốc ổn định sẽ làm tăng tính tuân thủ điều trị.Tuy nhiên, TS Nguyễn Quang Bảy cũng khuyến cáo người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, khi nhận thuốc trong thời gian dài hơn để đảm bảo uống thuốc đúng cách và không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
