Khắc phục tình trạng da khô ráp khi thời tiết hanh khô

7:22 | 02/11/2022

Da khô là tình trạng da thô ráp, sần sùi, bị bong tróc, nứt nẻ do thiếu độ ẩm. Da khô gây mất thẩm mỹ cho làn da và gây không ít phiền toái. Da khô đặc biệt rất hay gặp khi thời tiết hanh khô và chuyển mùa như hiện nay.

1. Thế nào được xem là da khô?

Da khô là tình trạng da thô ráp, trên bề mặt xuất hiện các vảy khô (là các tế bào da chết bong ra) có thể gây ngứa ngáy, bong tróc và nứt nẻ.

Tình trạng khô da xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường phổ biến là ở mặt, chân, tay và vùng bụng…

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng da khô

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng da khô. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến làn da, tuy nhiên hầu hết các trường hợp da khô đều do các yếu môi trường gây ra:

- Thời tiết: Vào mùa đông, mùa hanh khô khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, da thường dễ trở nên khô. Tình trạng này còn xảy ra với những người ở vùng sa mạc, nơi nhiệt độ cao nhưng độ ẩm vẫn thấp hoặc những người sống ở nơi có nhiệt độ thấp…

- Nhiệt độ: Các thiết bị sưởi ấm, đốt củi, lò sưởi điện… có thể làm giảm độ ẩm dẫn đến khô da.

- Tắm nước nóng: Tắm nước quá nóng và tắm quá lâu cũng làm khô da. Bên cạnh đó, người thường xuyên bơi lội ở các bể có chứa nhiều clo cũng có thể làm khô da.

- Do dùng một số xà phòng và sữa rửa mặt chứa thành phần gây khô da. Nước khử mùi và xà phòng kháng khuẩn và một số dầu gội đầu cũng thường gây khô da.

- Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Vì các bức xạ tia cực tím xuyên thấu qua lớp da trên cùng và gây hại ở lớp sâu hơn làm da bị khô, có nếp nhăn, nhão và chảy xệ, nhất là khi thời tiết hanh khô như hiện nay.

- Bị các bệnh về da: Viêm da dị ứng, vảy nến…

Da khô gây bong tróc rất mất thẩm mỹ. 

Da khô gây bong tróc rất mất thẩm mỹ. 

3. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ da khô?

Khô da có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc khô da như:

  • Tuổi cao: Trên 40 tuổi dễ bị tình trạng khô da hơn.
  • Người sống ở vùng khô, lạnh hoặc độ ẩm không khí thấp.
  • Đặc thù công việc khiến da phải tiếp xúc nhiều với nước và hóa chất.
  • Mắc một số bệnh như suy giáp, tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng.
  • Không uống đủ nước.

4. Khi nào cần khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp da khô đều được khắc phục với việc thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà. Cần đi khám bác sĩ nếu:

  • Đã áp dụng chăm sóc nhưng các dấu hiệu vẫn không thuyên giảm.
  • Da bị viêm hoặc đau.
  • Da khô và dày do tác dụng phụ của điều trị ung thư.
  • Da khô khiến ngứa ngáy khó chịu đến mức mất ngủ.
  • Xuất hiện vết loét hở hoặc nhiễm trùng do gãi.
  • Nhiều vùng da có vảy hoặc bong tróc.

5. Các biến chứng do da khô

Da khô nếu không được chăm sóc sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng:

- Có thể bị viêm da dị ứng: Làm da khô, mẩn đỏ, có vảy, khe nứt da sâu có thể bị viêm, ngứa và chảy máu.

- Gây viêm nang lông, viêm nang tóc gậy sẹo xấu và có thể mất tóc.

- Khô da có thể gây ra vết nứt sâu mở ra và chảy máu và mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Điều này có thể gây ra nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở các mô bên dưới của da có khả năng nhập vào hệ bạch huyết và mạch máu.

- Bệnh vảy nến: Do sự tích tụ quá nhanh các tế bào thô, khô, các tế bào da chết tạo thành lớp vảy dày gây khô đỏ da, vảy bạc. Trường hợp nặng, da nứt, chảy máu, có mụn nước chứa đầy mủ.

- Chứng dày sừng nang lông da gà: Giống như mụn trứng cá thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc mông làm da thô, u lên, sần và nhám...

- Bệnh vảy cá: Phát triển khi các tế bào da tích lũy dày, vảy khô có thể gây bong da đầu và vùng sâu, vết nứt đau đớn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.

6. Phương pháp điều trị da khô

Da khô thường được khắc phục với các biện pháp thay đổi sinh hoạt và chăm sóc da như: sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên; tránh tắm nước nóng và tắm quá lâu.

Nếu bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ theo toa. Nếu da khô bị ngứa, có thể sử dụng kem dưỡng da có chứa hydrocortisone. Nếu vết nứt da sâu, bác sĩ có thể kê băng ướt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

7. Chế độ sinh hoạt giúp phòng ngừa da khô

Cần uống nước thường xuyên để tránh da bị khô 

Cần uống nước thường xuyên để tránh da bị khô 

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế xuất hiện những vùng da khô:

- Vệ sinh da thường xuyên: Rửa mặt nhẹ nhàng hai lần một ngày. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không chứa cồn, không tạo bọt. Các sản phẩm có axit stearic (có trong bơ hạt mỡ) hoặc axit linoleic (có trong dầu argan) có thể giúp sửa chữa làn da. Nếu da nhạy cảm, rửa bằng sữa rửa mặt vào buổi tối và chỉ rửa lại với nước vào những lần khác.

- Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm vì tắm lâu và nước nóng làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Tránh dùng xơ mướp và đá bọt.

- Nên sử dụng xà phòng giữ ẩm không gây dị ứng. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa chất chống nắng hoặc kem chống nắng phổ rộng ngay cả trong những ngày nhiều mây.

- Nếu bị mụn trứng cá, tránh các sản phẩm bôi lên mặt có chứa dầu khoáng, bơ ca cao hoặc dầu dừa.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm: để bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà

- Sử dụng quần áo thích hợp với làn da.

- Nếu da khô gây ngứa, hãy đắp khăn ẩm, mát và sạch

- Tránh chà xát hoặc làm trầy xước da.

- Tránh mất nước do uống rượu và uống nhiều nước.

Tin cùng chuyên mục

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.