Không tiêm vắc xin Combe Five trong những trường hợp nào?

8:30 | 29/12/2018

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương vừa có hướng dẫn chi tiết về những đối tượng không hoặc hoãn tiêm vắc xin Combe Five cũng như các bước theo dõi sau tiêm vắc xin này tại nơi tiêm và tại nhà.

Cuối tháng 12/2018, Bộ Y tế bắt đầu cho triển khai vắc xin mới là vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five) thay thế vắc xin Quinvaxem.Tuy nhiên, đến thời điểm này có nhiều thông tin trên mạng xã hội chia sẻ về tình trạng trẻ phản ứng sau tiêm chủng đặc biệt nhiều trẻ phải nhập viện sau tiêm chủng do tím tái và cả tử vong.

Bộ Y tế đã có kết luận 2 trường hợp trẻ tử vong không liên quan với vắc xin.  

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương khi triển khai Combe Five trong chương trình tiêm chủng mở rộng: 

KHÔNG tiêm chủng vắc xin cho các trường hợp:

Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng  sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có thành phần  DPT, viêm gan B, Hib như:

Sốt cao trên 39°C trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm vắc xin. Dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.

Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

Khóc dai dẳng trên 3 giờ… trong vòng 1 ngày sau tiêm vắc xin. Giảm trương lực cơ trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.  Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)

TẠM HOÃN tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib cho các trường hợp:

Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).

Trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày. Cân nặng dưới 2000 gram

Tư vấn trước tiêm chủng

Thông báo cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của trẻ về loại vắc xin được tiêm chủng lần này để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng:

Phản ứng thông thường: sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm,… sẽ hết sau khi tiêm 1- 3 ngày.

Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng:

Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

Tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng: Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ; Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.

Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm…thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm. Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…), trẻ sốt cần cập nhiệt độ

Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

Tinh thần: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ; Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch; Sốt cao >39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h; Da nổi vân tím, chi lạnh

Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú; Co giật; Phát ban

Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác khiến cha mẹ lo lắng.

Lưu ý sử dụng thuốc tại nhà:

Không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.Tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.