Không tuỳ tiện sử dụng glutathione làm trắng da
Trong vài năm trở lại đây, glutathione được biết đến với nhiều công dụng như làm trắng da, giải độc gan, chống lão hóa... Tuy nhiên việc tự ý bổ sung glutathione qua đường uống cũng như tiêm cũng có nhiều rủi ro, đặc biệt khi không có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.
1. Glutathione là gì?
Glutathione là một phân tử nhỏ do cơ thể tự sản xuất, có mặt trong hầu hết các tế bào, đặc biệt là các tế bào của hệ miễn dịch, đóng vai trò trung hòa các gốc tự do (nguyên nhân chính gây lão hóa và tổn thương tế bào) nên được xem là một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ và quan trọng nhất của cơ thể.Glutathione cũng hiện diện tự nhiên trong các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây và thịt chưa qua chế biến. Với người có chế độ ăn uống lành mạnh, cơ thể thường đủ lượng glutathione cần thiết. Ngược lại, thiếu hụt chất này thường xảy ra ở những người ăn uống không cân đối hoặc mắc bệnh mạn tính.

2. Cơ chế hoạt động của glutathione
Glutathione giúp tế bào hoạt động hiệu quả, đồng thời hỗ trợ gan trong việc thải độc. Trong lĩnh vực làm đẹp, glutathione được biết đến nhờ khả năng ức chế enzyme tyrosinase – enzyme tham gia vào quá trình sản xuất melanin (sắc tố da), từ đó làm sáng da. Tuy nhiên, hiệu quả làm trắng này chỉ xuất hiện rõ khi sử dụng dạng "reduced glutathione" (GSH). Nếu glutathione bị oxy hóa (GSSG), tác dụng làm trắng gần như không còn.3. Khi nào nên dùng glutathione?
Glutathione chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ, thường trong các trường hợp:- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý có liên quan đến stress oxy hóa, bệnh gan mạn, bệnh Parkinson hoặc viêm mạn tính.- Bệnh nhân hóa trị cần tăng cường thải độc.- Người được đánh giá là thiếu hụt glutathione nội sinh có xét nghiệm lâm sàng đi kèm.4. Sử dụng glutathione thế nào để hiệu quả?
Theo các nghiên cứu, dạng uống của glutathione có thể không được hấp thu tốt do bị phân hủy qua hệ tiêu hóa. Phương pháp được cho là hiệu quả hơn là tiêm tĩnh mạch hoặc sử dụng các tiền chất giúp cơ thể tự tổng hợp glutathione như N-acetylcysteine (NAC), vitamin C, alpha-lipoic acid…Tuy nhiên, mọi hình thức sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
