Liệu pháp miễn dịch: “Kích thích” hệ thống miễn dịch chống lại bệnh ung thư

8:00 | 15/09/2022

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị tiên tiến giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chiến đấu với ung thư. Vậy liệu pháp miễn dịch là gì, và cơ chế hoạt động như thế nào?

Trong bài viết này, bác sĩ Dawn Mya, Trung tâm Ung thư Parkway từ Bệnh viện Mount Elizabeth Novena và Gleneagles, Singapore cùng đồng nghiệp chia sẻ về thông tin liệu pháp miễn dịch chống ung thư.

Thông thường, ung thư được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong các bước tiến mới nhất hiện nay, có một phương pháp đã thay đổi hoàn toàn cục diện điều trị ung thư, đó chính là: liệu pháp miễn dịch. Khi áp dụng liệu pháp này, hệ thống miễn dịch của chính cơ thể được “kích thích” và tăng cường để chống lại các tế bào ung thư ác tính.

Empty

Cơ chế hoạt động của liệu pháp miễn dịch

Hệ miễn dịch có khả năng tự nhiên để nhận biết và tiêu diệt các bất thường xâm nhập cơ thể như vi-rút và mầm bệnh. Tuy nhiên, tế bào ung thư có cơ chế tự ngụy trang để tránh các tế bào miễn dịch phát hiện, khiến chúng khó bị tiêu diệt.

Trong liệu pháp miễn dịch, các loại thuốc được gọi là chất ức chế điểm kiểm soát được sử dụng để “nâng cấp” hệ thống miễn dịch, giúp hệ thống phát hiện ra tế bào ung thư đang ngụy trang và tấn công chúng ở cấp độ tế bào.

Không giống như các phương pháp điều trị ung thư truyền thống sử dụng thuốc hóa chất hoặc bức xạ tác động lên các khối u và tế bào ung thư, liệu pháp miễn dịch tăng cường phản ứng miễn dịch trong cơ thể và giúp hệ thống “ghi nhớ” nhiệm vụ tiêu diệt ung thư, từ đó làm tăng khả năng thuyên giảm bệnh theo thời gian.

Liệu pháp miễn dịch trong ung thư thể rắn: chất ức chế PD1 và PDL1 & chất ức chế CTLA4

Mức độ hiệu quả của liệu pháp miễn dịch ngày càng được công nhận khi điều trị đa dạng các bệnh ung thư thể rắn. Kể từ lần đầu áp dụng điều trị ung thư hắc tố da và ung thư phổi, giờ đây phương pháp có thể mở rộng điều trị các dạng ung thư khác, bao gồm một số phân loại phụ nhất định của ung thư xuất phát từ vú, dạ dày, thực quản, đại tràng, cổ tử cung, nội mạc tử cung, đầu và cổ, u trung biểu mô, ung thư tế bào vảy của da, gan, thận và bàng quang. Phương pháp cũng sử dụng trong một số phân loại phụ nhất định của ung thư hạch bạch huyết.

Nhóm thuốc sử dụng bao gồm các chất ức chế PD1 như Nivolumab, Pembrolizumab, Avelumab, Cemiplimab, Dostarlimab, cũng như các chất ức chế PDL1 như Atezolizumab và Durvalumab. Chất ức chế CTLA4 Ipilimumab có thể sử dụng kết hợp với chất ức chế PD1.

Các loại thuốc này có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với hóa trị liệu để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư máu: Liệu pháp tế bào CAR T

Liệu pháp miễn dịch trở thành phương pháp tiêu biểu trong điều trị ung thư máu, đặc biệt khi cho ra đời phương pháp điều trị mới gọi là liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR).

Empty

Liệu pháp tế bào CAR T thu thập tế bào lympho T (một loại tế bào miễn dịch) từ bệnh nhân, sau đó biến đổi gen của chúng trong môi trường phòng thí nghiệm để chúng có khả năng nhận diện và phản ứng với các kháng nguyên cụ thể trên tế bào ung thư, với mục đích tiêu diệt ung thư. Các tế bào biến đổi gen này sau đó được truyền lại vào cơ thể bệnh nhân.

Các nghiên cứu về liệu pháp tế bào CAR T cho thấy, phản hồi rất tích cực khi điều trị đa dạng loại ung thư máu, bao gồm bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B tái phát hoặc không đáp ứng điều trị, u lympho tế bào B tái phát hoặc không đáp ứng điều trị, đa u tủy tái phát hoặc không đáp ứng điều trị. Trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B tái phát hoặc không đáp ứng điều trị, liệu pháp tế bào CAR T có thể đạt được tỷ lệ đáp ứng tổng thể là 80%.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là liệu pháp tế bào CAR T vẫn là phương pháp điều trị nhắm mục tiêu dựa trên tế bào tự thân được biến đổi gen. Thuốc hiện đã được phê duyệt để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B tái phát hoặc không đáp ứng điều trị cho bệnh nhi, bệnh nhân trẻ tuổi, và điều trị u lympho tế bào B lớn tái phát hoặc không đáp ứng điều trị tại Singapore.

Tác dụng phụ và hiệu quả

So với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống có tác dụng phụ bắt nguồn từ cường độ điều trị, các tác dụng phụ tiềm ẩn của liệu pháp miễn dịch thường là do phản ứng miễn dịch bị kích thích quá mức hoặc sai hướng.

Tác dụng phụ tiến triển từ mức độ nhẹ đến trung bình, hoặc trở nặng. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng liệu pháp khá tốt, và các tác dụng phụ đều được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, khoảng 10–20% bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc ngừng điều trị. Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, có thể bao gồm tuyến giáp, da, khớp, phổi, gan, ruột, và một vài trường hợp ảnh hưởng cả tim và hệ cơ xương.

Tuy tiềm tàng tác dụng phụ, lợi thế của liệu pháp miễn dịch vẫn chiếm ưu thế lớn vì các loại thuốc điều trị miễn dịch có khả năng kiểm soát ung thư trong một thời gian rất dài. Lấy ví dụ về ung thư phổi, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp miễn dịch là trong khoảng 20%, so sánh với 5% không sử dụng liệu pháp miễn dịch, do đó những bệnh nhân ung thư giai đoạn 4 vẫn có thể kiểm soát bệnh về lâu dài.

Thông qua những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực ung thư-miễn dịch học, liệu pháp miễn dịch đã giúp y học tiến xa hơn trong công cuộc kiểm soát đa dạng bệnh ung thư, mang đến thêm hy vọng và lựa chọn cho bệnh nhân khi điều trị bệnh.

Bác sĩ Dawn Mya, Trung tâm Ung thư Parkway từ Bệnh viện Mount Elizabeth Novena và Gleneagles, Singapore.

Bác sĩ Dawn Mya, Trung tâm Ung thư Parkway từ Bệnh viện Mount Elizabeth Novena và Gleneagles, Singapore.

Liệu pháp miễn dịch có thể áp dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Bệnh nhân ngoài cải thiện tình trạng bệnh còn có khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống với thời gian phục hồi nhanh hơn, tuy gặp phải tác dụng phụ nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Với sự quan tâm của công chúng về lĩnh vực này, các chuyên gia đang liên tục nghiên cứu và phát triển thêm các liệu pháp miễn dịch mới hơn, mục tiêu trước mắt chính là tạo ra một cuộc cách mạng điều trị ung thư lớn trong tương lai.

Empty

Bác sĩ Dawn Mya và bác sĩ Foo Kian Fong – Trung tâm Ung thư Parkway từ Bệnh viện Mount Elizabeth Novena và Gleneagles, Singapore sẽ có buổi tư vấn trực tiếp dành cho bệnh nhân gặp các vấn đề huyết học và ung thư vào ngày thứ Sáu, 23/9/2022.

Bác sĩ Dawn Mya chuyên điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về ung thư huyết học như bệnh bạch cầu cấp tính, ung thư hạch, đa u tủy và các bệnh về máu nói chung khác như rối loạn huyết khối và đông máu, huyết học sản khoa, thiếu máu, giảm tiểu cầu và các rối loạn dòng tủy và lympho mạn tính khác.

Bác sĩ Foo Kian Fong chuyên điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tụy, ruột non và ruột già), u thần kinh nội tiết, đường mật, ống hậu môn, vòm họng, phổi, thận và tuyến tiền liệt.

Link đăng ký tư vấn với bác sĩ: https://bit.ly/3d6UbjU

Thời gian: 14h00 chiều Thứ 6 ngày 23/9/2022

Địa điểm: VPĐD Y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn / hanoi@canhope.org

FB Page:

https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi

https://www.facebook.com/parkwayhanoi

Tin cùng chuyên mục

Thuốc trị rối loạn tiền đình

Thuốc trị rối loạn tiền đình

7:19 | 18/05/2024

Việc điều trị rối loạn tiền đình sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh…

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

7:18 | 16/05/2024

Đau đầu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ. Vậy làm thế nào để trị?

Rôm sảy dùng thuốc gì?

Rôm sảy dùng thuốc gì?

7:17 | 14/05/2024

Rôm sảy là tình trạng các tuyến mồ hôi bị viêm do mồ hôi tích tụ trên bề mặt da. Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và chức năng tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ nên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.