Loại thuốc giảm đau rất nhiều người dùng có thể làm tăng nguy cơ đau tim

15:39 | 13/08/2022

Thuốc giảm đau ibuprofen có liên quan đến nguy cơ cao đau tim và đột quỵ. Ibuprofen được sử dụng để điều trị các cơn đau và nhức mỏi khác nhau.

Thuốc giảm đau ibuprofen là thuốc không kê đơn có sẵn ở dạng viên nén, viên nang hoặc dung dịch… dùng để giảm đau trong các trường hợp như: Đau lưng, đau răng, đau bụng kinh, giảm đau xương khớp… nhưng lại có liên quan đến nguy cơ cao bị đau tim hoặc đột quỵ.‎

Ibuprofen làm tăng nguy cơ đau tim - có thể xảy ra mà không cần cảnh báo trước...

Cảnh giác với nguy cơ đau tim khi dùng thuốc giảm đau ibuprofen

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, đã xem xét hơn 440.000 người tham gia, phát hiện ra rằng ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ của bạn lên tới 97%.

 Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm không steroid.

 Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm không steroid.

Nguy cơ đau tim này có thể đặc biệt đáng kể đối với những người đã sử dụng ibuprofen trong một thời gian dài. Dó đó, các chuyên gia khuyến cáo, không nên dùng thuốc giảm đau nếu bạn vừa trải qua cơn đau tim, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc bất kỳ ai trong gia đình đang hoặc đã từng mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ; nếu bạn hút thuốc và nếu bạn đã bị hoặc đã từng bị cholesterol cao, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường…

Theo Trường Y Harvard, tính an toàn của thuốc chống viêm không steroid nói chung là khá tốt, đặc biệt là khi dùng với liều lượng nhỏ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh) khuyên không nên dùng ibuprofen trong hơn 10 ngày trừ khi bạn đã nói chuyện với bác sĩ của mình.

Các triệu chứng của cơn đau tim là gì?

Theo NHS, các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng khẩn cấp y tế bao gồm:

  • Đau ngực
  • Đau ở các bộ phận khác của cơ thể (cánh tay, hàm, cổ, lưng và bụng)
  • Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Hụt hơi
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Cảm giác rất lo lắng
  • Ho hoặc thở khò khè.

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô

7:28 | 21/04/2024

Nhiều biệt thự đơn lập tại một dự án ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang được rầm rộ rao bán cắt lỗ tới hàng triệu đô khiến nhiều người sửng sốt và cho rằng không loại trừ khả năng nhà đầu tư hay môi giới thông đồng tạo thông tin để làm nóng thị trường.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.