Mổ đẻ cứu thai phụ mắc huyết khối động mạch rốn siêu hiếm gặp

6:30 | 28/08/2022

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã theo dõi thai kỳ và mổ đẻ thành công cho sản phụ N.T.M (25 tuổi, quê Thái Bình) được chẩn đoán huyết khối động mạch rốn – một loại bệnh vô cùng hiếm gặp, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Sản phụ N.T.M mang bầu lần 2, khám và quản lý thai tại phòng khám tư nhân, quá trình mang thai trước đó không phát hiện bất thường. Khi thai 30 tuần tuổi, sản phụ được siêu âm và phát hiện huyết khối động mạch rốn.

Tới khám tại một bệnh viện khác, sản phụ được chỉ định mổ lấy thai, tuy nhiên do tuổi thai còn nhỏ nên gia đình chưa đồng ý với quyết định này. Mong muốn tìm hướng điều trị khác đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, sản phụ đã đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

 Em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 2800g.

 Em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 2800g.

Qua thăm khám và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy huyết động của thai nhi ổn định nên quyết định theo dõi thêm; đồng thời tiến hành quy trình điều trị thai non tháng chặt chẽ. Sản phụ được theo dõi sát tim thai bằng monitor liên tục và thực hiện quan sát động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung bằng siêu âm Doppler hàng ngày.

Tới tuần 37, kết quả siêu âm cho thấy thai bắt đầu có dấu hiệu nguy hiểm: nhịp tim thai giảm, chỉ số xung (PI) động mạch não giữa giảm, thai nhi có biểu hiện thiếu oxy não.

Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn và quyết định mổ lấy thai. Ca mổ thực hiện bởi ThS. BSCKII. Nguyễn Biên Thùy - Phó trưởng khoa Sản bệnh A4 tiến hành thuận lợi. Theo đó, dây rốn thai nhi dài và nhiều vòng xoắn, huyết khối lớn gây bít tắc hoàn toàn một động mạch rốn, nguy hiểm cho hai mẹ con. Em bé chào đời nặng 2800g, khóc to, khỏe mạnh và nằm ghép mẹ ngay trong vòng 6 tiếng sau sinh. Hiện tại, sức khỏe mẹ và bé đều ổn định.

Theo ThS. BSCKII. Nguyễn Biên Thùy, huyết khối động mạch rốn là một biến chứng thai kỳ vô cùng hiếm gặp với tỷ lệ mắc mới từ 0,0025 đến 0,045% của tất cả các trường hợp mang thai. Huyết khối động mạch rốn có thể dễ dàng phát hiện về mặt lâm sàng bằng phương pháp siêu âm Doppler. Hiện tượng tuy hiếm gặp nhưng tiên lượng thai nhi và trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh là rất kém, hậu quả có thể kể đến như thai chết lưu, thai chậm phát triển trong buồng tử cung,… Điều này đặt ra thách thức bác sĩ sản khoa là phương pháp nào để theo dõi thai nhi mắc huyết khối động mạch rốn và thời điểm nào kết thúc thai kỳ an toàn nhất?

ThS. BSCKII. Nguyễn Biên Thùy cũng cho biết thêm, trường hợp sản phụ N.T.M là trường hợp vô cùng hiếm gặp, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Huyết khối động mạch rốn chưa có phương pháp điều trị cụ thể mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ sản khoa. Vì vậy, sản phụ nên thăm khám tại cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để được đưa tư vấn và quản lý thai kỳ hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc trị rối loạn tiền đình

Thuốc trị rối loạn tiền đình

7:19 | 18/05/2024

Việc điều trị rối loạn tiền đình sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh…

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

Cách trị đau đầu ngày 'đèn đỏ'

7:18 | 16/05/2024

Đau đầu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ. Vậy làm thế nào để trị?

Rôm sảy dùng thuốc gì?

Rôm sảy dùng thuốc gì?

7:17 | 14/05/2024

Rôm sảy là tình trạng các tuyến mồ hôi bị viêm do mồ hôi tích tụ trên bề mặt da. Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và chức năng tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ nên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.