Nên để nhà nước hay thị trường định giá sách giáo khoa?

13:48 | 04/11/2022

Theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa, sách giáo khoa không phải mặt hàng độc quyền, đây là mặt hàng mà các nhà soạn thảo có quyền cạnh tranh, vậy giá phải do các đơn vị cạnh tranh trong thị trường này quyết định.

Nguyên nhân nào khiến giá sách giáo khoa mới tăng đáng kể so với sách giáo khoa cũ?

Theo Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam, có 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá sách giáo khoa mới tăng đáng kể so với sách giáo khoa cũ.

Thứ nhất, sách soạn theo Chương trình 2018, các doanh nghiệp tự bỏ vốn để thực hiện toàn bộ các khâu từ biên tập, biên soạn, nhuận bút, quảng bá, tập huấn giáo viên, đặc biệt là mua vật tư in ấn. Trong khi trước đây Nhà nước hỗ trợ rất nhiều.

Thứ hai, giá nguyên vật liệu, công in, nhuận bút, chi phí tiếp thị, bồi dưỡng tăng lên. Nhuận bút của tác giả quy định theo mức lương khởi điểm, do đó khi lương tăng lên theo thời gian như quy định thì tác giả sẽ căn cứ vào đó yêu cầu nhuận bút. Đặc biệt là giá thành vật tư in ấn tăng lên rất nhiều. 

Thứ ba, do khổ sách thay đổi, tăng lên 1,3 lần so với sách cũ. Đồng thời, sách giáo khoa mới được in 4 màu với chất lượng cao, tốt không khác so với sách của các nước tiên tiến.

 Học sinh tại Hà Nội tới tham quan triển lãm sách giáo khoa.

 Học sinh tại Hà Nội tới tham quan triển lãm sách giáo khoa.

Thứ tư, các bộ sách đều có phiên bản điện tử. Để xây dựng phiên bản điện tử này thì chi phí rất tốn kém, do các thí nghiệm, câu chuyện trong này không khác gì các phim hoạt hình, nên chi phí sản xuất rất cao.

Thứ năm, do nhiều đơn vị tham gia xuất bản nên thị trường thu hẹp lại, khiến cho giá thành tăng lên.

Nhà nước nên để thị trường định giá sách giáo khoa

Theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa, gần đây, các bộ sách mới ra đời có giá thành cao hơn các bộ sách cũ là điều không tránh khỏi vì khác hoàn toàn về nội dung, chất lượng, hình thức. "Quan điểm của tôi là nhà nước nên để thị trường định giá sách giáo khoa", ông Thỏa nói.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, xét về nguyên lý thì sách giáo khoa không phải mặt hàng độc quyền, đây là mặt hàng mà các nhà soạn thảo có quyền cạnh tranh, vậy giá phải do các đơn vị cạnh tranh trong thị trường này quyết định. Chỉ có cạnh tranh chúng ta mới thúc đẩy được chất lượng đi lên cũng như là mức giá để thỏa mãn mọi đối tượng trong xã hội.

Quản lý Nhà nước thể hiện ở việc cần đưa các nhà xuất bản này vào hành lang pháp lý riêng. Cụ thể, Bộ GD&ĐT cần ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất sách giáo khoa để các nhà biên soạn căn cứ vào đó sản xuất. Ví dụ đơn giản như một cuốn sách sẽ hết bao nhiêu giấy, giấy loại gì... và các đơn vị xuất bản cần phải tuân thủ.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng cần ban hành quy chế giá riêng cho sách giáo khoa ngoài quy định chung do Bộ Tài chính ban hành. Quy chế này cần quy định những chi phí nào nhà sản xuất được phép tính vào giá thành, chi phí nào không được phép. Bộ cũng nên có quy định về lợi nhuận, đây cũng là một yếu tố để kiểm soát giá sách không bị quá cao so với mức chi tiêu của người dân giống như xăng dầu chúng ta quy định lợi nhuận là 300đ/lít.

Trước hiện tượng sách giáo khoa tăng giá cao, tại Kỳ họp thứ III, Khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 63 quy định sách giáo khoa là mặt hàng thuộc Nhà nước định giá. Bộ Tài chính đã trình dự thảo dự án sửa đổi này.

Để bảo đảm mọi học sinh được tiếp cận sách giáo khoa có chất lượng, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng: "Chúng ta vẫn để cho các nhà xuất bản quy định giá theo cơ chế thị trường nhưng không thể để các doanh nghiệp muốn định giá ra sao cũng được. Chúng ta có những quy định, hành lang pháp lý mà các nhà xuất bản phải tuân thủ khi định giá".

Ông Thỏa giải thích: Trước hết phải tuân theo quy định về chi phí và dựa vào phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính ban hành. Còn nguyên tắc định giá phải tuân theo các hạng mục cụ thể trong sản xuất mà các nhà xuất bản phải chi ra và có mức lợi nhuận phù hợp để tái đầu tư theo quy định của điều 20, luật Giá hiện hành. Căn cứ định giá là giá thành toàn bộ, chất lượng của sách giáo khoa và lợi nhuận, bao gồm các yếu tố cấu thành giá như sau: chi phí nguyên vật liệu, tiền công thiết kế, xây dựng bản thảo, biên tập, chi phí khấu hao tài sản cố định, maketing, phát hành, in ấn… Đây là những khoản mà các công ty sản xuất sách được phép tính vào giá thành.

Căn cứ định giá là giá thành toàn bộ, chất lượng của sách giáo khoa và lợi nhuận và bao gồm các yếu tố cấu thành giá như sau: chi phí nguyên vật liệu, tiền công thiết kế, xây dựng bản thảo, biên tập. chi phái khấu hao tài sản cố định, maketing, phát hành, in ấn… Đây là những khoản mà các công ty sản xuất sách được phép tính vào giá thành.

Nhà nước có hai cách kiểm soát, một là kiểm soát trực tiếp hai là gián tiếp nhưng chỉ áp dụng với sản phẩm độc quyền, còn với sản phẩm xã hội hóa cần có thêm các cơ chế khác để phù hợp.

Vẫn chưa chốt phương án mua sách giáo khoa cho học sinh mượn

Với đề xuất mua sách giáo khoa để trang bị cho thư viện, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Nghị định 81/CP, Nhà nước đã có hỗ trợ chi phí học tập thực tế cho học sinh vùng khó khăn theo định mức 150.000/cháu/năm học, tổng năm học có 9 tháng là mỗi cháu được hỗ trợ 1.350.000 để mua SGK, mua đồ dùng học tập khác. Tại các thông tư khác như Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT cũng quy định các nhà trường xây dựng tủ sách dùng chung để mỗi học sinh có bộ sách tương ứng, và hàng năm bổ sung 10%.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính để có đề xuất với Chính phủ phương thức: Một là mua đủ 100% bổ sung cho thư viện nhưng đây không phải phương án lựa chọn vì có thể gây lãng phí; hai là phương án mua từ 50-70% gửi vào thư viện.

Với mức mua này, tổng ngân sách ước khoảng 3.000 tỉ, mỗi năm bổ sung hao mòn, thất thoát khoảng 15-20%; Phương án thứ ba như hiện nay là chỉ hỗ trợ với học sinh vùng khó khăn. Thực tiễn áp dụng phụ thuộc vào ngân sách, điều này cũng xin ý kiến các bộ ngành, để nghiên cứu, rà soát có được phương thức lâu dài cho những năm học tới đây.

Vẫn chưa chốt phương án mua sách giáo khoa cho học sinh mượn

Với đề xuất mua sách giáo khoa để trang bị cho thư viện, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Nghị định 81/CP, Nhà nước đã có hỗ trợ chi phí học tập thực tế cho học sinh vùng khó khăn theo định mức 150.000/cháu/năm học, tổng năm học có 9 tháng là mỗi cháu được hỗ trợ 1.350.000 để mua SGK, mua đồ dùng học tập khác. Tại các thông tư khác như Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT cũng quy định các nhà trường xây dựng tủ sách dùng chung để mỗi học sinh có bộ sách tương ứng, và hàng năm bổ sung 10%.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính để có đề xuất với Chính phủ phương thức: Một là mua đủ 100% bổ sung cho thư viện nhưng đây không phải phương án lựa chọn vì có thể gây lãng phí; hai là phương án mua từ 50-70% gửi vào thư viện.

Với mức mua này, tổng ngân sách ước khoảng 3.000 tỉ, mỗi năm bổ sung hao mòn, thất thoát khoảng 15-20%; Phương án thứ ba như hiện nay là chỉ hỗ trợ với học sinh vùng khó khăn. Thực tiễn áp dụng phụ thuộc vào ngân sách, điều này cũng xin ý kiến các bộ ngành, để nghiên cứu, rà soát có được phương thức lâu dài cho những năm học tới đây.

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về xử phạt không có giấy phép lái xe 2024, cần nắm rõ để không bị ‘thủng ví’

Quy định mới nhất về xử phạt không có giấy phép lái xe 2024, cần nắm rõ để không bị ‘thủng ví’

6:00 | 18/05/2024

Khi tham gia giao thông lái xe cần mang đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh đủ khả năng điều khiển theo quy định. Trường hợp không có giấy phép lái xe bị xử lý như thế nào?

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

6:00 | 17/05/2024

Từ ngày 1/7/2024, việc bãi bỏ lương cơ sở đã mở đường cho một cơ chế mới trong việc xác định mức hưởng lương hưu. Vậy mức lương hưu được tính thế nào?

Điểm mới về đăng ký thường trú, tạm trú sắp áp dụng, hàng triệu người dân nên biết

Điểm mới về đăng ký thường trú, tạm trú sắp áp dụng, hàng triệu người dân nên biết

6:00 | 16/05/2024

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Cư trú, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hàng loạt quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú. Những điểm mới đó là gì?

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.