Tiết canh
Thường được làm từ tiết lợn, ngan, vịt và dê. Nó gồm các nguyên liệu gan, lòng mề băm nhỏ và ăn kèm cùng lạc rang, tiêun rau thơm và nước cốt chanh. Nó thường xuất hiện trong các bữa nhậu song hiện nước ta rất ít người ăn bởi không tốt cho sức khỏe của con người.
Cháo mối
Bát cháo mối với màu nâu của mối có mùi thơm rất đặc trưng, bổ dưỡng từ lâu đã trở thành nét độc đáo trong ẩm thực của đồng bào Cơ Tu. Mùa bắt mối diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, bà con sẽ tranh thủ bắt mối để rang ăn, rang xong giằm nước mắm hoặc giã với muối.
Sau khi bắt mối, phải rửa sạch nhẹ nhàng nhiều lần, để ráo nước và nấu cháo gạo hoặc sắn tươi. Cách chế biến cháo mối rất đơn giản. Gạo đem nấu cho chín nhừ, lúc gần được thì cho mối đã rang vào nồi, chờ sôi lại rồi nêm gia vị cho vừa ăn là đã có bát cháo mối với mùi thơm rất đặc trưng, thơm ngon, bổ dưỡng.
Trứng vịt lộn
Hay còn gọi là "hột vịt lộn", là một món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi thai đã phát triển thành hình, đồng thời là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Campuchia...
Trứng được bán rong hoặc tại các góc phố, các hàng ăn nhỏ. Tại Việt Nam, trứng vịt lộn thường là phôi thai vịt già từ 9 đến 11 ngày tuổi. Nó luôn được ăn cùng rau răm và muối tiêu khô hoặc muối tiêu chanh, một số địa phương khác còn ăn kèm với đồ chua ngọt. Ngoài ra, trứng còn có các món biến thể khác như: trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn chiên, trứng cút lộn và trứng vịt vữa (vịt dữa).
Món ăn từ trứng vịt lộn khiến không ít người mê mẩn song cũng có người thấy kinh tởm chúng.
Nhộng tằm rang
Nhộng Tằm là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người dân, nhất là ở các địa phương có nghề nuôi tằm. Có 2 loại nhộng được sử dụng làm thực phẩm phổ biến là nhộng ong và nhộng tằm. Nhộng là thực phẩm quý, đặc biệt bổ dưỡng vì có hàm lượng protein cao, hỗ trợ trị liệu chứng bất lực, bổ thận tráng dương, đặc biệt tốt đối với nam giới.
Để chế biến món nhộng tằm rang lá chanh, người ta thường lựa chọn những con nhộng tằm tươi, không bị dập nát và bị thâm đen, lớp vỏ bên ngoài có màu vàng bóng. Sau đó, rửa sạch đem chần qua nước sôi rồi mới vớt ra rổ để cho ráo nước. Các gia vị để chế biến món nhộng rang bao gồm: Lá chanh thái chỉ, hành lá cùng với ớt thái nhỏ, muối, mì chính, hành tím thì đập dập và băm nhỏ. Sau khi chuẩn bị xong gia vị, họ cho chảo lên bếp cho thêm chút dầu ăn và phi thơm hành lên, sau đó rang cho đến khi nhộng chuyển sang màu vàng là có thể chế biến xong món nhộng tằm.