Cục Quản lý Dược cho biết, qua quá trình rà soát công tác hậu mại của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước, Cục nhận thấy có một số doanh nghiệp không liên hệ được thông qua số điện thoại đã kê khai trên Phiếu công bố hoặc số điện thoại được đăng tải trên website của doanh nghiệp, kê khai thông tin số điện thoại không tồn tại hoặc đã ngừng hoạt động hoặc số điện thoại không phải của người đại diện theo pháp luật của công ty nêu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Thậm chí, địa chỉ cơ sở kê khai trên Phiếu công bố không đúng hoặc cơ sở đã chuyển địa chỉ/địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo, cập nhật tới cơ quan có thẩm quyền do một số văn bản, quyết định thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố... được Cục Quản lý Dược gửi đến các cơ sở này bị đơn vị chuyển phát nhanh/bưu chính công ích hoàn trả lại Cục Quản lý Dược.
Lực lượng chức năng đang tiến hành kiểm tra xuất xứ mỹ phẩm tại một cửa hàng.
Thêm vào đó, khi triển khai thực hiện kiểm tra hậu kiểm về kinh doanh mỹ phẩm tại các cơ sở thì một số cơ sở đã chuyển địa điểm kinh doanh, thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty, thay đổi số điện thoại liên hệ nhưng không công bố với cơ quan có thẩm quyền, gây khó khăn khi tìm kiếm trụ sở để làm việc với công ty và lãng phí thời gian…
Do đó, để thực hiện tốt công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm, bảo đảm an toàn, quyền lợi cho người tiêu dùng, Cục Quản lý Dược các địa phương tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn và thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.
Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.
Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố.
Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm theo quy định hiện hành.
Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.
Rước họa vì tin quảng cáo chữa bệnh trên MXH (bài 4): Cận cảnh cơ sở The Reborncell Việt Nam vẫn ngang nhiên khám bệnh sau khi bị xử phạt
GĐXH - Tư vấn qua mạng xã hội, nhân viên The Reborncell luôn khẳng định, bệnh nhân đến thăm khám tại The Reborncell Việt Nam số 291-293 Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), sẽ do bác sĩ uy tín tại Bệnh viện Bạch Mai khám, chữa bệnh nhưng khi PV có mặt tại cơ sở này, sự thật không như quảng cáo.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công năm 2025 với phương pháp rút gọn