Cuối tuần rảnh rỗi, vợ lên ngay thực đơn toàn món hấp dẫn chẳng ai có thể chê

Món ăn nào cũng có hương vị đặc sắc riêng, vừa ngon lại có chút lạ miệng, đảm bảo cả nhà sẽ vô cùng thích thú.

Nguyên liệu:

- 300 gam đỗ cô ve, 100 gam thịt lợn, 1 thìa cà phê tinh bột, 1 thìa cà phê rượu nấu ăn, 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê hắc xì dầu, một ít bột nêm/bột canh

Cách làm:

Thịt lợn thái miếng rồi băm nhỏ. Ướp thịt với rượu nấu ăn, nước tương, muối ăn và một ít tinh bột trong 20 phút.

Đỗ bỏ 2 đầu, tước bỏ xơ già, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ có kích cỡ khoảng 1cm.

Cho lượng dầu vừa đủ vào nồi, cho thịt băm đã ướp vào, đảo nhanh tay trên lửa nhỏ cho đến khi các vụn thịt rời nhau rau, không bị dính vào nhau nữa. Đảo đến khi thịt săn lại, chuyển sang mà trắng thì cho một ít nước tương vào, đảo đều, cho ra đĩa.

Lại bắc nồi lên và đun nóng dầu, đổ đỗ vào xào, thấy khô chảo thì cho một ít nước đun sôi vào và tiếp tục xào, như vậy sẽ giúp đỗ dễ nấu hơn và có màu xanh đẹp mắt. Cho thêm chút muối (thịt cũng đã có muối rồi nên muối cho vào đỗ vừa phải không sẽ bị mặn). 

Sau khi đỗ chín, cho thịt băm đã xào trước đó vào xào cùng, chỉ cần cho thêm một ít bột nêm (nếu muốn) vào, đảo đều rồi tắt bếp. 

Món đỗ xào thịt băm kiểu này đảm bảo người lớn, trẻ nhỏ đều thích mê. Đỗ hơi giòn, có màu xanh mướt, quyện với thịt băm đậm đà, thơm ngon, ăn với thì không còn gì bằng.

CHÂN GIÒ HẦM ĐẬU TƯƠNG

Nguyên liệu: 

- 1 cái chân giò, 150g hạt đậu nành vừa đủ, hành lá, gừng, 4 miếng đường phèn, quế, 1 ít lá nguyệt quế, 4 muỗng nước tương, 2 muỗng hắc xì dầu, dầu ăn

Cách làm:

Làm sạch chân giò, rửa sạch rồi chặt thành từng khúc. Đậu nành khô có thể ngâm trước 1 tiếng.

Cho nước vào nồi, cho chân giò vào, thêm 1 thìa rượu nấu ăn, đun sôi khoảng 5 phút ở lửa vừa để máu thừa trong chân giò ra hết, sau đó hớt bọt. Việc luộc sơ và hớt bọt này giúp khử mùi hôi và tanh của chân giò. Sau đó cho các miếng chân giò ra, rửa sạch với nước ấm.

Đun nóng dầu ăn trong nồi, cho đường phèn đã nghiền nhỏ vào, vặn lửa vừa và nhỏ, đợi đến khi đường phèn tan ra, có màu hổ phách và bắt đầu nổi bọt. 

Đổ chân giò vào đảo cho đến khi đường bám đều vào và có màu sém vàng.

Lúc này, thêm lát gừng, hành lá, lá nguyệt quế, quế và các loại gia vị khác. Sau đó cho nước nóng vào, lượng nước không quá nhiều, chỉ xâm xấp chân giò.

Đổ nước tương và hắc xì dầu vào, bạn có thể điều chỉnh gia vị tùy theo khẩu vị gia đình cho vừa ăn. 

Cho đậu nành đã ngâm vào, đậy vung, đun sôi và vặn lửa vừa và nhỏ, đun khoảng 30-60 phút tùy theo sở thích ăn chân giò mềm đến mức nào. Nếu thích mềm hơn bạn có thể nấu thêm. Lúc gần được, hãy tăng lửa để nước cạn gần hết thì tắt bếp.

Chân giò kho hạt đậu nành không những mềm ngon, đậm đà lại có chút bùi bùi vô cùng ngon và bổ dưỡng!

MƯỚP ĐẮNG NHỒI THỊT KIỂU MỚI

Nguyên liệu:

- 2 quả mướp đắng, thịt lợn vừa đủ, 1 quả trứng, 2 thìa nước tương (xì dầu), 1 thìa dầu hào, 1 thìa muối, 1/2 thìa đường, 1 thìa nhỏ tinh bột.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế thịt

Thịt lợn rửa sạch, thái miếng rồi cho vào máy xay, xay nhỏ. Không nên xay nhuyễn thịt sẽ không ngon.

Bước 2: Trộn nhân

Cho trứng vào thit xay rồi đảo đều. Thêm tinh bột, muối, đường, nước tương, dầu hào, đảo đều tay theo một chiều cho đến khi thấy hỗn hợp sệt lại, càng dẻo thì càng dễ nhồi vào mướp đắng và thịt không bị bung ra. Tinh bột là để làm cho thịt tươi và mềm hơn, còn trứng là để giữ cho thịt không bị vón thành cục sau khi chín.

Bước 3: Sơ chế mướp đắng

Mướp đắng cắt thành từng khoanh tròn chừng 3cm, moi bỏ ruột. Lưu ý, bạn nên chọn loại quả thon và không dày quá, khi nhồi thịt sẽ dễ rơi ra ngoài. Moi lấy ruột mướp đắng càng nhiều càng tốt, cạo sạch phần trắng bên trong lõi để mướp bớt đắng. 

Cho một chút dầu và muối vào nồi nước rồi đun sôi. Sau đó cho phần mướp đắng vào chần, đun lửa nhỏ khoảng 2 phút, vớt mướp đắng ra. Lúc này mướp vừa giữ được màu xanh và cũng bớt đắng hơn.

Bước 4: Nhồi thịt

Nhồi thịt vào quả mướp đắng làm lần lượt cho đến hết.

Bước 5: Hấp

Cho vào nồi một lượng nước vừa đủ, đun lửa lớn cho đến khi sôi. Sau đó cho đĩa mướp đắng nhồi thịt vào hấp khoảng 15-20 phút là chín.  

Sau khi hấp sẽ có nhiều nước trong đĩa. Đổ nước hấp vào nồi nhỏ, sau đó cho tinh bột và dầu hào vào trộn đều, đun cho nước sốt sệt lại, sau khi sốt sôi thì đổ nước sốt vào đĩa mướp đắng đã hấp.

Mướp đắng nhồi thịt có mùi thơm nhẹ nhàng, vừa có sự kết hợp giữa thịt và rau xanh, ăn vô cùng ngon miệng lại không sợ tăng cân. 

Lưu ý:

- Mướp đắng nhồi thịt kiểu này sẽ  hơi nhạt vì thế bạn nên ăn chúng với nước chấm pha từ nước mắm, tỏi ớt.

- Bạn có thể thêm mộc nhĩ, nấm hương vào nhân cho thơm, nếu thích.

CÁ CHIÊN SỐT CHUA NGỌT

Nguyên liệu:

- Cá chẽm 1 con khoảng 1,2kg – 1,5 kg

- Trứng gà 1 quả

- Bột chiên giòn - tương ớt - dầu hào - mật ong - mứt dâu - hành, tỏi - tiêu - ớt - muối - đường - hạt nêm - nước mắm - dầu ăn...

Cách làm:

Bước 1. Sơ chế cá:

- Cá sau khi mổ đem rửa sạch với rượu và muối, sau đó cắt rời phần đầu cá và thân cá.

- Tiếp theo lọc bỏ phần xương cá ở giữa và 2 bên bụng cá nhưng không làm đứt rời phần thịt cá hai bên ra khỏi đuôi cá.

- Lật mặt thịt bên trong cá ra, dùng dao sắc khứa nhẹ trên thịt cá theo chiều dọc và ngang tạo thành các phần thịt nhỏ hình carô.  Sau đó lật ngược đuôi cá lên trên như hình. Lưu ý: Khi khứa cá cần nhẹ tay, nếu mạnh tay một chút, thịt cá bị đứt sẽ không tạo hình được.

Bước 2. Ướp cá

- Để cá khô và ráo nước rồi ướp vào cá một xíu muối, thoa một lớp trứng lên khắp cá rồi lăn cá qua bột chiên giòn.

Bước 3. Chiên cá

- Dùng một cái chảo to đun sôi nhiều dầu và cho cá vào chiên. Lưu ý: khi cho cá vào phải cố định đầu cá để tạo hình cho cá đẹp mắt. Dầu tốt nhất nên ngập cá để đỡ phải lật làm nát cá.

- Chiên cá lần đầu với lửa vừa, khi cá chín vớt ra để nguội và chiên tiếp lần nữa với lủa to để giữ độ giòn cho cá. Sau đó nhẹ nhàng vớt cá ra đĩa.

Bước 4. Làm nước sốt

- Phi thơm hành, tỏi, cho vào ½ muỗng canh rượu, 1 muỗng canh tương cà, ½ muỗng canh mật ong, ½ muỗng canh đường, ½ muỗng canh nướng mắm, ½ muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê mứt dâu, 1 bát nước lọc, 1 muỗng canh giấm trắng, 1 ít bột năng để tạo độ sánh. Đun sôi, nêm lại cho vừa khẩu vị thì tắt bếp.

Bước 5. Thưởng thức

Xếp cá ra đĩa, trang trí thêm rau cho bắt mắt, rưới nước sốt lên cá, thêm 1 ít rau thì là và thưởng thúc thôi. Cá chín, giòn và thơm, tạo hình cá cứng cáp, không bị vỡ, nước sốt có độ sánh vừa phải và vừa ăn theo khẩu vị mỗi người.

GỎI XOÀI XANH TÔM KHÔ

Nguyên liệu:

- Xoài xanh: 1 trái khoảng 400-450g

- Tôm khô: 80-100g

- Đậu phộng (lạc): 30g

- Hành tím, tỏi, ớt, rau răm, chanh

- Nước mắm, đường, dầu ăn. 

Cách làm:

Tôm khô rửa sạch cho hết cát (nếu có), ngâm nước ấm khoảng 20 phút cho mềm, sau đó cho ra rổ cho ráo nước rồi dùng sống dao đập giập. 

Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập. Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, băm nhỏ. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, thái lát. Rau răm nhặt bỏ gốc, cuống già, lá giập úa, rửa sạch, xắt nhỏ. 

Xoài gọt vỏ, thái lát mỏng sau đó thái sợi nhỏ.

Bắc chảo lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng cho hành tím bằm nhỏ vào phi thơm, tiếp đến cho tôm và 1/2 thìa nước mắm vào đảo đều, rim tôm cho săn lại, ngấm gia vị là được. 

Pha nước chấm từ 1,5 thìa nước mắm, 3 thìa đường và 1/2 thìa nước cốt chanh cho thơm. Sau đó hoà tan đường rồi cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ ở trên vào là được. Chú ý với món gỏi xoài tuỳ độ chua của trái xoài bạn có thể không cần dùng chanh và tăng tỷ lệ đường nhưng chanh sẽ giúp món gỏi thơm hơn. 

Cho xoài vào tô, dưới nước mắm đã pha ở trên vào, đảo đều để khoảng 2-3 phút cho xoài ngấm gia vị, nêm nếm vừa ăn. Sau khi xoài ngấm đều gia vị, cho tôm đã rim ở trên, thêm đậu phộng, rau răm xắt nhỏ trộn đều, cho ra đĩa là được. 

Gỏi xoài tôm khô sẽ là món ăn kèm trong bữa cơm ngày hè vô cùng hấp dẫn.