Diễn viên phản diện, đạo diễn phim tội phạm nói về tranh cãi “Người phán xử" làm tăng băng nhóm xã hội đen?

Liên quan đến tranh cãi phim “Người phán xử” có thực sự làm tăng tội phạm, băng nhóm xã hội đen, nhiều diễn viên, đạo diễn nổi tiếng cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm cá nhân.

Như đã đưa tin trước đó, về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Thiếu tướng Lê Tấn Tới (Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh) cho rằng: “Điều 11, về nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh. Hiện một số bộ phim có tình tiết cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ phạm tội nhưng không bị xử lý, lối sống ích kỷ, một số phim phản ánh quá chân thực, quá chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, vô hình trung làm cho người xem nhận thức sai và bắt chước làm theo.

Điển hình, mới đây, VTV1 chiếu “Người phán xử”, sau khi chiếu bộ phim đó thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều. Đất nước chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim thì pháp luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử lực lượng công an. Phán xử tất cả. Mà phim đó chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?".

Dư luận lập tức đưa ra nhiều ý kiến tranh cãi về nhận định của Thiếu tướng Lê Tấn Tới. Chia sẻ với Gia đình & Xã hội về vấn đề này, một Đại tá về hưu cũng là diễn viên nổi tiếng với những vai tội phạm trên truyền hình bày tỏ quan điểm cá nhân.

Còn việc một số người học theo phim ảnh thực tế là có thật nhưng không phải tất cả. Vì vậy không nên vội vàng đánh giá bất kỳ bộ phim nào gây ảnh hưởng mà cần con số cụ thể để phân tích. Muốn có được điều này thì cần cơ quan điều tra xã hội vào cuộc. Nói một bộ phim làm gia tăng tội phạm vậy thì so và sau phim thay đổi ra sao? Tăng như thế nào? Tội phạm cụ thể ra sao?”.

“Thiếu tướng Lê Tấn Tới làm về luật Điện ảnh, phát ngôn này không chỉ ảnh hưởng một bộ phim mà còn tới toàn ngành. Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này. Phim kết thúc với sự ca ngợi đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu. Phim vạch ra cái xấu của xã hội”, NSND Trung Anh bày tỏ.

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh - người từng làm phim Bằng chứng vô hình về tội phạm bắt cóc, giết người - chia sẻ với truyền thông rằng điện ảnh giao nhiều điểm với cuộc sống. Ở một xã hội dân trí phát triển, người xem xem phim không chỉ để giải trí, mà còn cảm thấy đồng cảm, chia sẻ với những nỗi đau, sự bất lực, vẻ đẹp và xúc cảm... Người xem cũng có thể bất bình với những tiêu cực, nhận thức và hiểu về nó.

Nam đạo diễn nhấn mạnh, một nền điện ảnh chỉ phát triển khi các đề tài được phản ánh đa dạng, không né tránh, không sợ hãi. Ở đó, người làm phim và người xem phim có sự đối thoại để thực sự chia sẻ, tôn trọng, hiểu về thế giới xung quanh và cũng là hiểu về chính mình.