Trung Quốc phát hiện "Vạn Lý trường thành" dưới lòng đất: Bí mật quân sự 700 năm chìm trong quên lãng

Một "Vạn Lý trường thành" có liên quan đến Tào Tháo đã được tìm thấy.

Vạn Lý trường thành được coi như biểu tượng của đất nước Trung Quốc là một công trình kiến trúc vĩ đại. Khi được tận mắt chứng kiến, nhiều người cảm thấy bị choáng ngợp bởi sự hùng vĩ và tráng lệ của nó. Trường thành được xây dựng từ thời Tây Chu bằng đất và đá . Nhiều người lầm tưởng rằng trường thành được xây dựng từ thời Tần Thủy Hoàng, nhưng sự thật không phải vậy. Tần Thủy Hoàng chỉ xây dựng lại trên nền móng của những công trình trước đó, ông đã ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

 

Vạn Lý trường thành được coi như biểu tượng của đất nước Trung Quốc là một công trình kiến trúc vĩ đại. (Ảnh: Sohu)

Vạn Lý trường thành mà chúng ta thấy ngày nay chủ yếu là trường thành thời Minh. Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết, sử dụng những công nghệ hiện đại, được công bố vào năm 2009 kết luận rằng Vạn Lý trường thành do nhà Minh xây dựng có chiều dài 8.850 km.

Ít ai biết rằng, ngoài Vạn Lý trường thành, Trung Quốc còn có một "trường thành" dưới lòng đất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công trình này nhé!

 

"Vạn Lý trường thành" dưới lòng đất này đã bị lãng quên trong suốt 700 năm. (Ảnh: Sohu)

Bí mật quân sự bên trong "Vạn Lý trường thành" ngầm

"Vạn Lý trường thành" dưới lòng đất này đã bị lãng quên trong suốt 700 năm, và bên trong nó chứa đầy bí mật quân sự. Chức năng của "trường thành" ngầm này cũng giống như Vạn Lý trường thành trên mặt đất, đó là để chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Để đáp ứng nhu cầu chiến sự thời bấy giờ, Tào Tháo đã quyết định xây dựng trường thành này dưới lòng đất. Sự xuất hiện của trường thành ngầm này cũng là một nhu cầu tất yếu của lịch sử.

 

Trường thành ngầm dưới lòng đất là do Tào Tháo xây dựng. (Ảnh: Sohu)

Có thể nói, nếu không có trường thành ngầm này, lịch sử Trung Quốc sẽ không được trọn vẹn. Tào Tháo khi đó có tham vọng rất lớn, ông muốn chiếm toàn bộ Trung Nguyên. Vì vậy, Tào Tháo đã tích cực bố trí các cơ quan trên mặt đất, và trường thành ngầm này đã được xây dựng. Trường thành ngầm này cũng mang lại lợi ích rất lớn cho việc tiến quân về phía bắc của ông ta.

Lợi ích quân sự to lớn từ "con đường bí mật"

Trường thành ngầm này đã được nhắc tới trong bộ phim "Đồng Tước Đài". Bên dưới con đường bí mật này ẩn giấu hàng vạn binh lính của Tào Tháo. Thực ra Tào Tháo đã có ý định xây dựng trường thành ngầm này từ rất sớm. Bởi vì trường thành ngầm này mang lại cho ông ta vô số lợi ích.

 

Trường thành ngầm này mang lại cho Tào Tháo vô số lợi ích. (Ảnh: Sohu)

Thứ nhất, ông ta có thể lợi dụng trường thành này để vận chuyển lương thực. 

Thứ hai, trường thành ngầm này cũng có thể giúp ông ta di chuyển binh lính đi tới nhiều nơi để có thể bất ngờ tập kích đối phương.

Thứ ba, đường hầm này có thể che giấu hoàn toàn thực lực thực sự của Tào Tháo. Đôi khi kẻ thù hoàn toàn không biết tại sao Tào Tháo có thể điều động nhiều binh lính đến vậy trong chớp mắt. Thực ra trong lòng Tào Tháo đã có kế sách từ trước.

 

Có thể nói, nếu không có trường thành ngầm này, lịch sử Trung Quốc sẽ không được trọn vẹn. (Ảnh: Sohu)

Sự lãng quên và tái khám phá "kỳ quan" ngầm

Các vị vua của tất cả các triều đại sau này đều biết đến sự tồn tại của trường thành ngầm này. Tuy nhiên, họ cũng không hoàn toàn lãng phí đường hầm này. Họ đã sử dụng đường hầm này một cách linh hoạt, do nó mang lại quá nhiều lợi ích, đặc biệt là trong chiến tranh luôn có thể phát huy tác dụng bất ngờ.

 

Mãi đến năm 1969, trong một lần tình cờ, trường thành ngầm này mới lại được tìm thấy. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, vào thời Nam Tống, vì trời thường xuyên mưa, lúc đó hầu như ngày nào cũng xảy ra lũ lụt. Con đường vận chuyển binh lính này đã biến mất trong dòng nước. Sau hơn 700 năm biến mất, không ai phát hiện ra đường hầm này. Mãi đến năm 1969, trong một lần tình cờ, đường hầm này mới lại được tìm thấy. Thời điểm đó, khi bị địch ném bom, chính phủ kêu gọi người dân đào hầm trú ẩn, vì vậy, trường thành ngầm này mới được được xuất hiện một lần nữa.

Kết cấu tinh xảo và trí tuệ cổ nhân

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại hiện trường, trường thành ngầm này dài hơn 8.000 mét. Cấu trúc bên trong của nó không giống nhau, mỗi bộ phận đều có chức năng khác nhau, cơ quan của mỗi bộ phận cũng khác nhau. Chúng có kết cấu gạch gỗ, vừa có kết cấu bê tông.

 

Trường thành ngầm này dài hơn 8.000 mét. (Ảnh: Sohu)

Có thể nói, đường hầm này tập hợp tất cả trí tuệ của người xưa, được sử dụng qua nhiều triều đại. Các nhà khoa học cho biết, nhiều kỹ thuật bên trong cho đến nay vẫn chưa ai phát hiện và nghiên cứu ra. Ví dụ như khúc cua được thiết kế rất khéo léo hình chữ T có thể đồng thời vận chuyển lương thực và vũ khí. Nhìn từ bên ngoài, người khác hoàn toàn không thể nhìn ra những khúc cua này.

Ngoài ra, bên trong đường hầm còn có nhiều bốt chỉ huy và bẫy, cho đến nay những thứ này vẫn có thể sử dụng được. Điều này chứng tỏ chất lượng của đường hầm do người xưa tạo ra rất đảm bảo.

 

Hiện nay, trường thành ngầm này đã trở thành điểm du lịch, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. (Ảnh: Sohu)

Hiện nay, trường thành ngầm này đã trở thành điểm du lịch, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.

Nguyệt Phạm (Tổng hợp)