Người dân nói gì về "loa phường kiểu mới" ở Hà Nội?

16:32 | 12/10/2018

Sau một thời gian thí điểm thiết bị thông minh M-GATEWAY (loa phường kiểu mới), nhiều ý kiến cho rằng thiết bị này nhỏ gọn, dễ lắp đặt, tiết kiệm điện… nhưng điều thích nhất là không còn bị ép nghe tiếng loa phường ông ổng bên tai nữa.

Thiết bị thay thế loa phường đang chiếm thiện cảm

Ghi nhận từ Báo Tiền phong: Gần hai năm trước, thành phố cũng tổ chức lấy ý kiến nhân dân về loa phường sau khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng “loa phường đã hoàn thành sứ mệnh của nó” và yêu cầu rà soát “nếu không hiệu quả thì mạnh dạn đề xuất bỏ”.

Loa phường tại bốn quận cũ đã dừng phát hàng ngày, chỉ phát các nội dung thông báo khẩn cấp. Ảnh: Giang Huy.

Loa phường tại bốn quận cũ đã dừng phát hàng ngày, chỉ phát các nội dung thông báo khẩn cấp. Ảnh: Giang Huy.

Kết quả cho thấy, khoảng 90% số người được hỏi cho rằng nên bỏ loa phường, tỷ lệ ý kiến cho rằng thông tin từ loa phường không có ích cũng lên đến 90%. 

Từ kết quả khảo sát trên, thành phố đã sắp xếp lại hệ thống loa phường, một số phường tại các quận Ba Đình, Cầu Giấy được thí điểm thiết bị thông minh thay thế loa phường. Một số quận sau đó cũng lên kế hoạch thí điểm thiết bị thay thế, tuy nhiên phương án cụ thể không được công khai.

Ngay khi thành phố thí điểm thiết bị thông minh, đã có nhiều ý kiến khác nhau của chính những người dân được trang bị miễn phí thiết bị.

Thông tin từ vnexpress.net: Giữa tháng 10/2017, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã thí điểm lắp thiết bị thông minh (M-Gateway, hình dáng tương tự modem wifi) với kỳ vọng thay thế chức năng của loa phường tại 200 hộ dân bốn phường (Kim Mã, Thành Công, Tràng Tiền, Yên Hòa) thuộc ba quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Cầu Giấy.

M-Gateway ngoài chức năng chính là phát trực tiếp các bản tin của phường đến từng hộ dân còn kết nối để mua thẻ điện thoại, thanh toán các loại hóa đơn internet, điện, nước, truyền hình...

Thiết bị thông minh thay thế loa phường được thí điểm ở một số địa bàn các quận. Ảnh: Võ Hải.

Thiết bị thông minh thay thế loa phường được thí điểm ở một số địa bàn các quận. Ảnh:Võ Hải.

Kinh phí trong giai đoạn thí điểm do các doanh nghiệp cung cấp thiết bị tự bỏ ra. Sau thí điểm, cơ quan chức năng sẽ đánh giá và dự trù kinh phí triển khai trên diện rộng. Lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông cho hay giá thiết bị sẽ phù hợp để người dân có thể mua thay thế khi cái cũ bị hỏng.

Đến nay, việc thí điểm đã kết thúc và Sở Thông tin đề nghị Viettel, MobiFone tiếp tục hỗ trợ thiết bị, sim, kỹ thuật đến khi thành phố quyết định phương án chính thức.

Tuy nhiên, tháng 5/2018, Viettel đề xuất thu hồi thiết bị để nghiên cứu, hoàn thiện thêm. Hiện chỉ còn MobiFone đặt thiết bị tại các hộ gia đình.

Không sử dụng hết tính năng

Là Trưởng khu dân cư với 2.400 người, ông Phạm Ngọc Cơ (tập thể A2 Thành Công, Ba Đình) đánh giá, M-GATEWAY có ưu điểm gọn nhẹ, dễ sử dụng, tiêu tốn ít điện năng và rất thuận lợi cho việc tuyên truyền thông tin chủ trương chính sách của chính quyền tới người dân.

Ông Cơ cho hay, khi chưa có thiết bị thông minh, ông nắm chủ trương chính sách qua hệ thống loa phường hoặc có công văn từ phường gửi xuống. Giờ ông dễ dàng nắm bắt thông tin qua thiết bị thông minh được lắp tại nhà, sau đó ông thông báo lại cho các tổ trưởng để họ viết lên bảng tin mỗi toà chung cư.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, thiết bị thông minh có một số nhược điểm và cần cải tiến tính năng như nút chỉnh âm thanh; bật hoặc tắt khi không phải giờ phát để tiết kiệm điện...

"Nếu phát loa phường thì tôi đang ở ngoài, đi tập thể dục cũng nghe được. Nhưng dùng thiết bị thông minh nếu lúc phát tôi không ở nhà thì không nắm được thông tin. Hơn thế, thiết bị treo cố định một chỗ, nếu là nhà nhiều tầng thì chỉ tầng có thiết bị nghe được", ông góp ý.

Ngoài ra, ông Cơ cho rằng thiết bị thông minh có nhiều tính năng nhưng để sử dụng được phải có các thiết bị khác hỗ trợ như máy tính bảng, điện thoại thông minh mà "những cái đó thì không phải ai cũng có điều kiện mua và sử dụng thành thạo".

“Nếu mất tiền thì không tham gia”

Đồng tình với chủ trương sắp xếp lại hệ thống loa phường của thành phố, ông Võ Xuân Tui - Tổ phó dân phố số 7, phường Yên Hoà, Cầu Giấy cho hay, sau gần một năm sử dụng, gia đình thấy thiết bị hoạt động tốt, hiệu quả trong nắm bắt thông tin.

"Nếu thông báo qua loa phường sẽ có nhà nghe được nhà không. Nhưng nếu mỗi nhà có một thiết bị thông minh thì ai cũng nghe được", ông Tui bày tỏ.

Gia đình ông để thiết bị cố định ở cầu thang giữa tầng 1 và 2 nên cả hai tầng đều nghe được âm thành phát ra từ M-GATEWAY.

Kết quả lấy ý kiến lần thứ hai của TP Hà Nội về loa phường tính đến 22h ngày 9/10. Ảnh chụp màn hình.

Kết quả lấy ý kiến lần thứ hai của TP Hà Nội về loa phường tính đến 22h ngày 9/10. Ảnh chụp màn hình.

"Nếu thành phố trang bị miễn phí cho người dân thì tốt, nếu mất chi phí người dân sẽ băn khoăn vì hiện có rất nhiều kênh tiếp nhận thông tin khác như truyền hình, báo chí... Tôi đã tham khảo ý kiến những người dân xung quanh, ai cũng bảo nếu mất tiền để được dùng thiết bị thì không hào hứng tham gia", ông Tui nêu.

Khó khả thi

Bà Nguyễn Thị Kim Mỵ, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone cho hay, đơn vị đã lắp đặt thiết bị thông minh thí điểm trên 100 hộ dân ở hai phường Thành Công (Ba Đình) và Yên Hoà (Cầu Giấy).

"Đây là thiết bị do MobiFone sản xuất, lắp ráp, trong đó một số linh kiện nhập của các nước G7 được cơ quan thẩm quyền đóng dấu hợp quy", bà Mỵ nói và thông tin thêm, trong lần khảo sát cuối năm 2017 do Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội chủ trì thực hiện, đa số người dân dân hào hứng tiếp nhận thiết bị.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dũng - Tổ trưởng dân phố số 11, phường Yên Hoà, Cầu Giấy cho rằng, qua thực tế sử dụng thiết bị thông minh ở gia đình ông cũng như tham khảo ý kiến hàng xóm thì "họ ngán ngẩm lắc đầu" vì thiết bị còn nhiều bất cập.

Ông Dũng thẳng thắn cho rằng, việc triển khai lắp đặt thiết bị trên diện rộng không khả thi, vì khi lắp đăt thì phải thu phí ban đầu, rồi phí hàng tháng. Trong khi đó, "lúc miễn phí người dân còn lắc đầu, nếu sau này triển khai rộng mà tính phí sẽ khó được họ đón nhận".

Theo ông, loa phường vẫn có những ưu điểm trong việc cập nhật thông tin chủ trương, chính sách. "Vấn đề là thành phố phải chọn giờ phát, số lượng loa lắp đặt, giảm âm lượng để người dân có thể chấp nhận", ông Dũng đề xuất.

Tin cùng chuyên mục

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

Ăn chuối vào bữa sáng có giảm cân không? Tác động bất ngờ với cơ thể khi bạn ăn chuối buổi sáng

6:47 | 29/05/2022

Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy, có nên ăn chuối vào bữa sáng?

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

Hệ thống cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú - Shop mẹ và bé uy tín chất lượng

12:00 | 24/05/2022

“Mua hàng ở An Ú, mình hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá cả” - đó là những chia sẻ rất xúc tích của chị Đinh Thảo - 27 tuổi ở Bắc Ninh.

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

Nongshim và kế hoạch trong tương lai ở thị trường Việt Nam

16:08 | 23/05/2022

Mì Shin Xào sản phẩm mới ra mắt của Nongshim hứa hẹn gây bão ở thị trường Việt Nam trong tương lai gần

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.