Người thường xuyên thức đêm dễ bị bệnh tim mạch và tiểu đường

19:13 | 26/10/2022

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, những người thường xuyên thức đêm có thể dễ bị bệnh tim và tiểu đường hơn người khác vì cơ thể ít có khả năng đốt cháy chất béo để lấy năng lượng.

Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người dậy sớm dựa vào chất béo như một nguồn năng lượng và thường hoạt động tích cực hơn trong ngày so với những người thức khuya hơn, có nghĩa là chất béo có thể dễ dàng tích tụ hơn ở những người thức đêm.

Phát hiện này có thể giúp giải thích tại sao thường xuyên thức đêm, ngủ muộn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch cao hơn , đồng thời có thể giúp các bác sĩ xác định sớm những bệnh nhân có nhiều khả năng mắc các bệnh này hơn.

Giáo sư Steven Malin, tác giả cấp cao của nghiên cứu và chuyên gia về chuyển hóa tại Đại học Rutgers ở New Jersey cho biết: "Điều này có thể giúp các chuyên gia y tế xem xét một yếu tố hành vi khác góp phần vào nguy cơ mắc bệnh”.

Người thường xuyên thức đêm dễ bị bệnh tim mạch và tiểu đường hơn so với những người có thói quen ngủ đúng giờ (ảnh minh hoạ).

Người thường xuyên thức đêm dễ bị bệnh tim mạch và tiểu đường hơn so với những người có thói quen ngủ đúng giờ (ảnh minh hoạ).

Các nhà nghiên cứu đã chia 51 người trưởng thành béo phì thành nhóm ngủ sớm và nhóm thức đêm, tùy thuộc vào câu trả lời của họ cho một bảng câu hỏi về thói quen ngủ và hoạt động. Họ theo dõi mô hình hoạt động của các tình nguyện viên trong một tuần và kiểm tra sở thích về nhiên liệu của cơ thể họ khi nghỉ ngơi và khi thực hiện bài tập cường độ trung bình hoặc cao trên máy chạy bộ.

Đăng trên tạp chí Experimental Physiology, nhóm nghiên cứu mô tả cách những người ngủ sớm nhạy cảm hơn với nồng độ hormone insulin trong máu và đốt cháy nhiều chất béo hơn so với những người thức khuya ngủ muộn, ngay cả khi nghỉ ngơi và khi tập thể dục. Những người thường xuyên "cú đêm" ít nhạy cảm hơn với insulin và cơ thể của họ ưa thích carbohydrate hơn chất béo như một nguồn năng lượng.

Malin cho biết không rõ lý do tại sao sự khác biệt trong quá trình trao đổi chất lại được nhìn thấy ở người thức khuya ngủ muộn và người ngủ sớm, nhưng một khả năng là sự không phù hợp giữa thời gian họ đi ngủ và thức dậy vào sáng hôm sau thì nhịp sinh học chi phối đồng hồ cơ thể của họ.

Malin cũng cho biết: “Những người có thói quen "cú đêm" được báo cáo là có nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch cao hơn so với những người có thói quen ngủ sớm lành mạnh".

"Nếu một người là cú đêm, họ có thể thích đi ngủ muộn hơn nhưng vẫn phải dậy sớm để đi làm hoặc trông con, và điều này có thể buộc họ không phù hợp với đồng hồ cơ thể khi họ muốn ngủ" - Malin nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

7:27 | 07/05/2024

Sỏi túi mật là một trong những bệnh thường gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì, đa phần được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.