Người tìm ra vắc xin cho bệnh dại và câu chuyện ly kỳ khi thử nghiệm khiến ai cũng ngỡ ngàng

11:26 | 02/10/2022

Bệnh dại không có thuốc đặc hiệu để điều trị khi đã lên cơn dại. Do đó, tiêm vắc xin phòng dại trước phơi nhiễm hay khi bị phơi nhiễm là biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất. Vậy loại vắc xin cho căn bệnh này được ra đời khi nào? Nó được phát minh ra bởi ai?

Bệnh dại có mặt ở tất cả các châu lục (ngoại trừ Nam Cực) với hơn 95% trường hợp tử vong ở người xảy ra ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Trên toàn cầu, mỗi năm có hơn 59.000 người chết vì bệnh dại.

Phát minh ra vắc xin khi bị liệt nửa người trái, thử nghiệm vắc xin thành công bị liệt luôn toàn thân

Cha đẻ của vắc xin phòng bệnh dại Louis Pasteur sinh năm 1822 tại vùng Dole (Jura, nước Pháp) trong một gia đình nghèo khó làm nghề da. Bản thân nhà khoa học đã mất đi ba con gái vào các năm 1859, 1865, 1866 do bệnh thương hàn và ung thư.

Tháng 7/1885 là mốc rất quan trọng trong lịch sử y học, khi ông thành công trong việc sử dụng vắc xin chống bệnh dại ở người. Bệnh nhân là cháu bé Joseph Meister, 9 tuổi, bị chó dại cắn 14 vết rất nặng trên tay. Mặc dù đã thử nghiệm nhiều lần vắc xin của mình trên động vật nhưng Pasteur rất hồi hộp khi phải bắt buộc dùng trên cơ thể người vì giữa người và vật có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau...

Nhưng chỉ ít hôm sau, ông đã sung sướng viết cho con mình để báo tin Joseph Meister đã ra viện, 3 vết tiêm sau cùng của cháu hơi bị tấy đỏ nhưng vẫn ổn. Cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên, không sốt...

Những nghiên cứu của ông đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại văcxin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than.

Những nghiên cứu của ông đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại văcxin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than.

Pasteur trước đó đã có 5 năm nghiên cứu về bệnh dại, và khi bước vào năm 1885, ông cùng các cộng sự tuyên bố đã phát triển được một loại virus sống đã được biến đổi có khả năng không chỉ bảo vệ được các con chó trước sự lây nhiễm với bệnh dại mà còn có thể phòng ngừa được sự khởi phát các triệu chứng dại ở người đã bị phơi nhiễm trước đó.

Sau 3 tháng và 21 ngày tiêm thuốc, bé Meister vẫn khỏe mạnh như thường. Và Pasteur báo cáo về thành công này trước Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Chủ tịch Viện nói: "Vinh quang thay cho nền khoa học khi phát minh ra phương pháp chống bệnh dại - một bệnh khủng khiếp mà bao nhiêu thế kỷ nay chưa ai thoát khỏi tử vong. Từ hôm nay, nhân loại đã được trang bị một vũ khí để chống lại căn bệnh quái ác này".

Năm 1888, Học viện Pasteur chính thức được mở ra, và mặc dù loại vắc xin sống của Pasteur sau đó sớm bị thay thế bằng loại vắc xin bất hoạt, nhưng Louis Pasteur sẽ mãi được nhớ đến là một nhà khoa học tiên phong và đột phá.

Năm 1888, Học viện Pasteur chính thức được mở ra, và mặc dù loại vắc xin sống của Pasteur sau đó sớm bị thay thế bằng loại vắc xin bất hoạt, nhưng Louis Pasteur sẽ mãi được nhớ đến là một nhà khoa học tiên phong và đột phá.

Một tháng sau đó, Pasteur được bầu làm thư ký vĩnh viễn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp, nhưng ông lại bị liệt nốt nửa người phải. Cũng trong năm này, ông tham gia vào thực nghiệm dùng vi khuẩn để tiêu diệt đàn thỏ sinh sản quá mức trong môi trường tự nhiên ở Australia. 10 năm sau, Pasteur qua đời sau một cơn urê huyết cấp. Khoảng 3 năm sau khi thử nghiệm thành công vắc xin dại, Viện Pasteur đầu tiên đã được khánh thành ở Paris. Sau đó, các viện Pasteur lần lượt mọc lên ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, và hàng chục triệu liều vắc xin chống dại đã được sản xuất.

Trước đó, vào năm 1868, Pasteur nhận bằng bác sĩ y khoa ở Đại học Bonn (Đức) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Sau đó thật không may, ông bị liệt nửa người trái, nhưng con người khoa học trong ông vẫn vượng sức với sự lao động miệt mài và không ngừng sáng tạo. Nhà khoa học này đã nghiên cứu về bệnh than và sự nhiễm trùng máu, công bố lý thuyết về mầm bệnh và việc ứng dụng chúng trong y học, về sự hoại thư và về sốt hậu sản.

59 tuổi, Luis Pasteur công bố các nghiên cứu về bệnh sốt vàng và thành công trong việc chế tạo vắc xin chống bệnh than. Sau đó, ông nghiên cứu về bệnh đóng dấu ở lợn và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh này. 

Người đầu tiên sống sót khỏi loại virus gây tử vong 100%

Năm 2004, Giese-Frassetto (Mỹ) bị con dơi ở nhà thờ cắn. Khi đó, cô mới 15 tuổi và không tìm cách chữa ngay. Sau 3 tuần, Giese được chẩn đoán mắc bệnh dại. Mọi người đã nghĩ cô sẽ không qua khỏi. Bởi virus dại có tỷ lệ tử vong rất cao, nếu nó xâm nhập hệ thống thần kinh, không ai có thể sống sót.

Giese được đưa đến bệnh viện để điều trị thử nghiệm trong trạng thái hôn mê. Phương pháp này về sau đã cứu ít nhất 10 sinh mạng khác. Sau 6 ngày hôn mê và 75 ngày nằm viện ở Bệnh viện Nhi Wisconsin, các bác sĩ tuyên bố cơ thể Giese đã đào thải toàn bộ virus gây bệnh dại.

Jeanna Giese-Frassetto không vì bệnh dại thời thơ ấu mà ghét bỏ động vật. Cô luôn yêu quý và gắn bó với chúng. (Ảnh: CBN).

Jeanna Giese-Frassetto không vì bệnh dại thời thơ ấu mà ghét bỏ động vật. Cô luôn yêu quý và gắn bó với chúng. (Ảnh: CBN).

Phương pháp mà các bác sĩ chữa trị cho Giese là “đóng băng não” của bệnh nhân để ngăn virus xâm nhập hệ thần kinh trung ương. Phương pháp điều trị này được gọi là Milwaukee protocol, do bác sĩ người Mỹ, Rodney Willoughby, ở Bệnh viện Nhi Wisconsin, sáng tạo ra.

Ngoài việc gây mê, các bác sĩ còn cho bệnh nhân dùng thuốc kháng virus ribavarin và amantadine. Họ giảm dần thuốc mê sau khoảng một tuần, khi các xét nghiệm cho thấy hệ thống miễn dịch của Giese đang chiến đấu với virus. Ông Willoughby cho biết 6 tháng sau khi tỉnh dậy khỏi cơn hôn mê, Giese còn được uống hợp chất tetrahydrobiopterin, tương tự về mặt hóa học với vitamin B-complex axit folic. Nó giúp cải thiện khả năng nói và ăn uống.

Sau Jeanna Giese-Frassetto, phương pháp Milwaukee còn cứu thêm ít nhất 10 người bị bệnh dại không kịp tiêm vaccine. (Ảnh: Scientific American).

Sau Jeanna Giese-Frassetto, phương pháp Milwaukee còn cứu thêm ít nhất 10 người bị bệnh dại không kịp tiêm vaccine. (Ảnh: Scientific American).

Như một phép màu, Giese đã sống sót. Cô bé hồi phục hầu hết chức năng nhận thức trong vài tháng và các kỹ năng khác trong một năm. Sau đó, Giese thi đậu bằng lái xe, lấy bằng cử nhân Đại học Marian, chuyên ngành sinh học.

Nhưng bệnh dại vẫn bám theo Giese dai dẳng. Cô từng là vận động viên điền kinh nhưng sau căn bệnh chết người, Giese bị nghiêng hẳn người sang một bên khi chạy, đi bộ. Cô cũng không thể chơi bóng chuyền, bóng rổ như trước. Bác sĩ Willoughby cho hay sau đó, các triệu chứng này thuyên giảm dần theo thời gian.

Bốn năm sau, y văn thế giới ghi nhận đây là người đầu tiên sống sót khỏi virus bệnh dại mà không cần tiêm vaccine. Theo Scientific American, họ gọi Giese là ca bệnh bí ẩn, xác lập điều chưa từng có. Đón nhận sự may mắn này, Giese sẵn sàng tham gia các thử nghiệm để giới khoa học tìm ra nguyên nhân.

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.