Nguy cơ cháy nổ từ xe máy điện gắn mác 'chính hãng'
Tô Hội•12/07/2025 05:21
Đã có nhiều cảnh báo về các loại xe điện kém chất lượng, hàng trôi nổi bán ra thị trường, nhiều vụ cháy thương tâm xảy ra... nhưng xe máy điện giá rẻ, hàng nhái vẫn cứ được một số người lựa chọn.
Đường dây sản xuất xe máy điện giả bị phát hiện
Ngày 11/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 3 bị can để điều tra về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.
Theo công an, nhóm tội phạm đã thu thập dữ liệu về các dòng xe máy điện chính hãng, sau đó tổ chức sản xuất hàng giả tại một công ty ở Bắc Giang. Sau khi xe điện giả được lắp ráp hoàn thiện, chúng bán sản phẩm cho nhiều cửa hàng ở Hà Nội, kèm theo giấy tờ giả nhằm hợp thức hóa nguồn gốc.
Xe điện làm giả các nhãn hiệu bị thu giữ.Cầm đầu đường dây này là N.V.D trú tại tỉnh Bắc Ninh. Theo tài liệu điều tra ban đầu, các đối tượng hoạt động với phương thức tinh vi, làm giả nhiều loại giấy tờ liên quan để hợp thức hóa nguồn xe vi phạm. Đây là chiêu trò giúp các đối tượng qua mắt lực lượng chức năng, trốn thuế và đánh lừa người tiêu dùng, khiến khách hàng tưởng rằng mình đang mua xe chính hãng, đầy đủ giấy tờ hợp lệ.N.V.D đã thu thập dữ liệu về các dòng xe máy điện chính hãng, sau đó móc nối với P.T.T để tổ chức sản xuất xe máy điện giả tại một công ty ở phườngBắc Giang. Sau khi xe điện giả được lắp ráp hoàn thiện, N.V.D tiếp tục liên hệ và bán xe cho cửa hàng của L.V.K tại Hà Nội kèm theo giấy tờ giả, nhằm hợp thức hóa xe. Từ tháng 1/2025 đến nay, các đối tượng đã tiêu thụ trót lọt số lượng lớn xe đạp điện giả, kém chất lượng ra thị trường để hưởng lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/xe.Công an đánh giá, tình trạng buôn bán xe máy điện không đảm bảo chất lượng đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sự cố cháy nổ nghiêm trọng. Tội phạm thường sản xuất xe máy điện giả các nhãn hiệu lớn để qua mặt nhà chức trách, lừa người tiêu dùng và trốn thuế.Các chuyên gia cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ các loại xe đạp điện, xe máy điện. Một trong số đó là bình ắc quy xe có các mối nối, những vị trí này không được cách điện tốt có thể gây ra hiện tượng phóng điện, dẫn đến cháy nổ hệ thống. Khi một chiếc xe bị cháy, nổ bình điện, ắc quy lan ra các xe khác thì tình trạng nổ lớn cũng có thể xảy ra.Mặc dù có nhiều cảnh báo về các loại xe kém chất lượng, hàng trôi nổi bán ra thị trường, có nhiều người là nạn nhân "nếm trái đắng" đã lên tiếng cảnh báo, cũng có nhiều vụ cháy thương tâm mà xuất phát từ sự mất an toàn cháy nổ từ xe điện gây nên nhưng thực tế, vẫn còn người bán xe trôi nổi thì vẫn có người mua, và ngược lại.
Nhận diện xe máy điện chính hãng
TS Trần Trọng Tuấn, giảng viên Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải cho biết, 4 nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chập, cháy xe điện.Thứ nhất là từ các thiết bị, dây dẫn, hệ thống cung cấp phụ tải điện cho hệ thống sạc. Trong các gia đình hệ thống này được tính toán, đáp ứng một công suất nhất định. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng phụ tải điện luôn tăng lên, dẫn đến quá tải là nguyên nhân gây chập, cháy.Nguyên nhân thứ hai, là đối với hệ thống sạc và các cáp sạc, mỗi hãng xe sẽ cung cấp một thiết bị sạc phù hợp, trong quá trình sử dụng nên tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Tuy nhiên, thông thường do không thực hiện đúng chuẩn thiết bị, hoặc một thiết bị sạc cho nhiều xe cùng lúc dẫn đến hiện tượng chập, cháy. Cũng có thể việc sử dụng các thiết bị sạc cho xe điện không đúng với quy trình. Ví dụ như cắm các thiết bị điện với thiết bị kết nối phát sinh ra các tia lửa điện gây cháy.Nguyên nhân thứ 3, ngày nay pin sử dụng cho xe điện chủ yếu là pin Lithium. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cũng như quá trình sạc phát sinh ra nguồn nhiệt. Sau thời gian sử dụng pin này sẽ bị chai, phồng, kém chất lượng đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chập ở xe điện.Nguyên nhân thứ tư là về phương tiện, do không bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất nên dễ dẫn đến hư hỏng liên quan đến hệ thống điện điều khiển, hệ thống điện cung cấp cho động cơ, gây ra hiện tượng cháy.Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07, Bộ Công an) khuyến cáo, có một số biện pháp để giảm nguy cơ cháy liên quan đến xe đạp điện và xe máy điện. Đầu tiên, nếu bạn đang muốn mua một trong những thiết bị này, chỉ mua những thiết bị được phòng thí nghiệm thử nghiệm, được công nhận trên toàn quốc và được dán tem, nhãn mác phù hợp, đạt tiêu chuẩn.Nếu bạn đang sở hữu hoặc sử dụng một chiếc xe điện, cần lưu ý không tiếp tục sạc pin khi pin đã đầy, không sử dụng thiết bị sạc không đi kèm theo xe và phải ngừng sử dụng nếu pin có dấu hiệu hư hỏng (như pin mùi bất thường hoặc thay đổi màu sắc); nếu chiếc xe bị hư hỏng cần sửa chữa, hãy đề nghị chuyên gia có trình độ thực hiện việc khắc phục. Đồng thời, hạn chế việc sạc nhiều thiết bị trong cùng một khu vực.Do nguy cơ cháy nổ khi sạc xe máy điện, xe đạp điện thường xảy ra vào ban đêm, vậy nên cố gắng sạc các thiết bị điện ở thời điểm kết thúc làm việc (khoảng 17 giờ) và kết thúc sạc trước khi đi ngủ. Trong quá trình sạc, xung quanh khu vực đó cần loại bỏ các chất dễ cháy nổ tránh gây cháy lanNên sạc khi pin/ắc-quy khi gần hết, sử dụng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp khuyến cáo của nhà sản xuất) và ổn định để sạc. Không sạc ngay sau khi vừa chạy xe, nên chờ bình điện nguội trong khoảng 20 phút rồi mới sạc. Nếu xe để lâu không sử dụng, nên sạc pin đầy rồi tháo rời khỏi xe để tăng độ bền.Bảo quản pin/ắc-quy đúng cách bằng cách đặt xe tại vị trí bảo đảm cao ráo và thông thoáng. Không để pin/ắc-quy (xe) tại các khu vực nóng, ẩm. Không tác động lực mạnh vào bộ phận pin/ắc-quy.Không tự ý thay đổi kết cấu của xe, không lắp thêm các phụ kiện, thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe (thiết bị không tương thích, chênh lệch nguồn diện có thể làm pin/ắc-quy phát nổ).Bảo trì, bảo dưỡng pin/ắc-quy cũng như hệ thống dẫn điện của xe thường xuyên. Định kỳ khoảng 03 tháng/lần nên đưa xe đi kiểm tra pin/ắc-quy, hệ thống sạc cũng như toàn bộ chiếc xe để kịp thời phát hiện và xử lý hư hỏng.Rửa xe đúng cách. Không dùng tia nước áp lực cao hoặc phun trực tiếp vào các vị trí dưới yên xe. Sau khi rửa xe, cần lau khô khu vực pin/ắc-quy, phanh của xe rồi mới khởi động lại. Khi đi mưa về cần để xe ở vị trí khô ráo, thoáng gió để hong khô và kiểm tra xác định có nước vào trong vị trí pin/ắc-quy không.
Trước thực trạng đáng lo ngại, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều quy định nhằm siết chặt quản lý an toàn PCCC đối với xe điện. Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP, các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng pin lithium-ion được xếp vào nhóm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy.Còn theo Nghị định 106/2025/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 1/7/2025), nếu chủ nhà trọ mà không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà (không đảm bảo phòng cháy chữa cháy ) sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng và buộc thực hiện giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà. Mức phạt này áp dụng đối với chủ nhà trọ là cá nhân; nếu chủ nhà trọ là tổ chức thì gấp đôi mức phạt.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.