Nguy cơ có thêm ca đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn

10:03 | 07/10/2022

Thời gian qua, tại sân bay Tân Sơn Nhất đã ghi nhận 9 trường hợp có thân nhiệt cao nhưng không phải do đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là có thể xảy ra.

Tại buổi họp thông tin về dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội tại TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã đưa ra cảnh báo về khả năng xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn.

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho rằng: "Việc mở cửa giao lưu tiếp xúc với các nước đang có dịch bệnh đậu mùa khỉ như hiện nay thì việc xuất hiện thêm ca bệnh đậu mùa khỉ là hoàn toàn có thể xảy ra".

Để phát hiện sớm các ca bệnh đậu mùa khỉ từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, việc kiểm tra thân nhiệt tại khu vực nhập cảnh quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất đã được triển khai và duy trì nhằm phát hiện hành khách có triệu chứng sốt. Đồng thời, các cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế sẽ quan sát các dấu hiệu cảnh báo bệnh ngoài da để phát hiện ca bệnh kịp thời.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc HCDC cho biết, sau khi triển khai công tác kiểm tra thân nhiệt tại sân bay Tân Sơn Nhất đã ghi nhận 9 trường hợp có thân nhiệt cao. Tuy nhiên, những người này chỉ sốt nhưng không có biểu hiện của đậu mùa khỉ, có thể sốt vì bệnh lý khác.

Bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) nhận định việc xuất hiện thêm ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra. (Ảnh: P.T) 

Bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) nhận định việc xuất hiện thêm ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra. (Ảnh: P.T) 

Để đảm bảo không bỏ sót ca bệnh nào, nhân viên y tế đã hướng dẫn 9 hành khách tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Ngay khi có các dấu hiệu bất thường, các triệu chứng điển hình của bệnh như sốt, mệt mỏi, nổi mụn nước... cần nhanh chóng thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời, tránh bệnh trở nặng và lây nhiễm cho những người xung quanh.

Theo bà Lê Hồng Nga, nguy cơ lây lan từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Việt Nam gần như bằng không. Sau hơn 11 ngày kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa khỉ, 9 người tiếp xúc gần với bệnh nhân bao gồm 4 nhân viên y tế và 5 người nhà bệnh nhân không xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ bệnh. Song với mức độ giao lưu, tiếp xúc như hiện nay, việc xuất hiện thêm ca nhiễm đậu mùa khỉ là hoàn toàn có thể.

Bà Nga khuyến cáo, dù khả năng lây lan của bệnh đậu mùa khỉ rất thấp nhưng người dân không được chủ quan trước dịch bệnh. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

7:11 | 02/05/2024

Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Bộ Y tế: Tập trung cấp cứu, điều trị người bị nạn vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Bộ Y tế: Tập trung cấp cứu, điều trị người bị nạn vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

22:09 | 01/05/2024

Bộ Y tế hôm nay 1/5 đã có văn bản gửi Sở Y tế Đồng Nai về việc tập trung cấp cứu, điều trị cho người bị nạn trong vụ nổ lò hơi tại tỉnh Đồng Nai.

Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú

Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú

7:42 | 30/04/2024

Người bệnh áp xe vú có nguy cơ nhiễm trùng tái phát hoặc mạn tính dẫn đến đau kéo dài. Việc xoa bóp và tập luyện giúp cải thiện trương lực cơ, giảm căng cơ, giải phóng tắc nghẽn… từ đó giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.