Những bí ẩn đằng sau bệnh nhân AIDS đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi

14:42 | 29/09/2022

Ông Brown đã đi vào lịch sử y khoa thế giới và trở thành một biểu tượng của hy vọng cho hàng chục triệu người nhiễm HIV vào thời điểm gần 15 năm trước khi ông được chữa khỏi căn bệnh này.

 Bệnh nhân Berlin- tượng đài hy vọng của hàng chục triệu người

Timothy Brown là một bệnh nhân nhiễm HIV năm 1995. Anh sinh ra ở Mỹ nhưng được điều trị căn bệnh thế kỷ tại thủ đô nước Đức từ năm 2008 với biệt danh “bệnh nhân Berlin”. Sau khi được trị xạ và cấy ghép tủy xương mới, Brown đã khỏi bệnh và cơ thể không còn dấu hiệu của sự xuất hiện virus HIV.

Trong những năm tiếp theo sau khi cấy ghép tủy thành công, ông Timothy Brown không cần sử dụng thuốc kháng virus ARV (thuốc kháng HIV) mà vẫn không phát hiện sự có mặt của virus HIV trong cơ thể.

Timothy Brown- Bệnh nhân Berlinđược xem là người đầu tiên trên thế giới chữa khỏi bệnh AIDS.

Timothy Brown- Bệnh nhân Berlinđược xem là người đầu tiên trên thế giới chữa khỏi bệnh AIDS.

Điều đáng nói, trong quá trình chữa “căn bệnh thế kỷ” vào năm 2005, ông đã phải đối mặt với chứng bệnh leukaemia (bệnh bạch cầu, một loại ung thư máu) trong nhiều tháng và được chăm sóc tại nhà riêng ở thành phố nghỉ dưỡng Palm Springs, bang California.

Để điều trị leukaemia cho ông Brown, bác sĩ điều trị cho ông tại Đại học Tự do Berlin đã dùng phương pháp ghép tế bào gốc từ một người hiến có biến thể gen hiếm giúp ông Brown có kháng thể tự nhiên với HIV với hi vọng có thể cùng lúc chữa khỏi cả hai căn bệnh.

Quá trình này đòi hỏi những thủ thuật đau đớn và nguy hiểm nhưng rốt cuộc đã thành công. Năm 2008, ông Brown được tuyên bố khỏi cả hai căn bệnh. Ban đầu, trong một hội thảo y khoa, người ta gọi ông với bí danh là "Bệnh nhân Berlin" để bảo vệ danh tính.

Anh Adam Castillejo, người bệnh HIV thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi bệnh cho tới nay.

Anh Adam Castillejo, người bệnh HIV thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi bệnh cho tới nay.

10 năm sau khi ông Brown được chữa khỏi, một người bệnh HIV/AIDS thứ hai là ông Adam Castillejo, còn được gọi là "Bệnh nhân London" cũng đã được tuyên bố khỏi bệnh sau 19 tháng không tìm thấy virus HIV nữa. Người này cũng đã trải qua phương pháp điều trị tương tự ông Brown và hiện tại cũng không còn virus HIV trong người.

Bài toán chưa có lời giải

Tuy Timothy Ray Brown đã hoàn toàn thoát khỏi HIV nhưng những kết luận chính xác về yếu tố đã giúp ông Brown thoát khỏi căn bệnh thế kỷ là điều mà các nhà nghiên cứu trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đang tìm kiếm. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm thử nghiệm trên 3 con khỉ có virus SHIV (loại virus được coi là HIV ở động vật).

Ba chú khỉ này được trị xạ và cấy ghép tủy xương mới y như Timothy Brown. Kết quả cho thấy, tại thời điểm mới tiến hành xong thí nghiệm, việc xạ trị có tác động rất tích cực. 99% tế bào CD4-T đối tượng xâm nhập và trú ngụ của virus HIV bị giết chết.

Những kết luận chính xác về yếu tố đã giúp ông Brown thoát khỏi căn bệnh thế kỷ vẫn chưa có lời giải.

Những kết luận chính xác về yếu tố đã giúp ông Brown thoát khỏi căn bệnh thế kỷ vẫn chưa có lời giải.

Điều này có thể khiến virus HIV không thể phát tán trong cơ thể và bị loại bỏ. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị, khi các nhà nghiên cứu dừng điều trị ARV cho những chú khỉ, lượng virus SHIV tăng trở lại nhanh chóng ở 2 trong số 3 con vật thí nghiệm. Con khỉ thứ 3 vẫn còn virus HIV trong nhiều mô cơ thể khi nó chết (các nhà khoa học buộc phải cho con vật này chết để giải thoát sau khi nó bị suy thận).

Điều này chứng tỏ 3 con vật thí nghiệm đã không được chữa khỏi bằng quá trình điều trị giống ông Brown. Từ thí nghiệm trên, các chuyên gia nhận thấy rằng trị xạ chỉ có tác dụng tiêu diệt virus HIV ở mức nhất định chứ không loại bỏ được chúng hoàn toàn. Chính sự đột biến của tủy xương được cấy ghép mới là nhân tố tiêu diệt nốt virus HIV còn sót lại.

Như vậy, trong trường hợp của “bệnh nhân Berlin”, điều giúp anh có thể khỏi bệnh chính là đột biến di truyền trong tủy xương mà anh được hiến tặng. Tủy xương mà Timothy Brown được cấy ghép có khả năng gây đột biến trên tế bào miễn dịch CD4-T. Đột biến này có tên Delta 32, hiểu đơn giản là việc thụ thể CCR5 của tế bào CD4-T bị thay đổi về hình thức.

Ông Timothy Ray Brown nằm trên giường bệnh và được người nhà chăm sóc trong bức ảnh chụp ngày 8/8/2020. (Ảnh: AFP).

Ông Timothy Ray Brown nằm trên giường bệnh và được người nhà chăm sóc trong bức ảnh chụp ngày 8/8/2020. (Ảnh: AFP).

Do đó, virus HIV không thể nào xâm nhập vào và phá hủy CD4-T như trong cơ chế thông thường. Một giả thuyết khác cũng hợp lý đó là hiện tượng đột biến Delta 32 khiến các tế bào miễn dịch mới của Timothy Brown tự tấn công và tiêu diệt tế bào CD4-T gốc của anh. Vì vậy, sau trị xạ và cấy ghép tủy xương, virus HIV không còn chỗ sinh sống trong cơ thể Brown và bị tiêu diệt.

Như vậy, sự kết hợp trị xạ và gene đột biến kháng virus HIV có thể là chìa khóa dẫn tới việc chữa khỏi căn bệnh thế kỷ cho Timothy Brown nói riêng, cũng như các bệnh nhân nhiễm HIV trong tương lai. Sau thành công của ông Timothy Brown, các chuyên gia nghiên cứu đã áp dụng phương pháp điều trị giống như của “bệnh nhân Berlin” cho 2 người nhiễm HIV khác. Tuy nhiên, những người hiến tặng tủy xương trong các trường hợp này không có đột biến hiếm gặp ở gen CCR5 nên thời gian đầu 2 bệnh nhân dường như thoát khỏi HIV, nhưng virus đã tái xuất sau vài tháng và họ buộc phải sử dụng thuốc kháng virus trở lại.

Tin cùng chuyên mục

5 loại vitamin thiết yếu cho phụ nữ tăng cường sức khỏe nội tiết

5 loại vitamin thiết yếu cho phụ nữ tăng cường sức khỏe nội tiết

8:15 | 21/03/2024

Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sức khỏe nội tiết tố của phụ nữ. Dưới đây là 5 loại bạn nhất định bạn phải biết.

5 xét nghiệm máu thiết yếu nên thực hiện hàng năm

5 xét nghiệm máu thiết yếu nên thực hiện hàng năm

8:14 | 19/03/2024

Xét nghiệm máu thường xuyên rất quan trọng để theo dõi sức khỏe tổng thể và phát hiện sớm các dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn…

Hà Nội yêu cầu rà soát loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ

Hà Nội yêu cầu rà soát loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ

7:41 | 18/03/2024

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương rà soát trên toàn bộ địa bàn thành phố về loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ và xử lý dứt điểm các công trình vi phạm trật tự xây dựng

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.