Những điều các nhà khoa học biết về virus Langya lây lan từ chuột chù ở Trung Quốc

12:59 | 12/08/2022

Vài ngày qua, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về một loại virus hoàn toàn mới đang xuất hiện tại Trung Quốc, chỉ vài năm sau khi COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện tại nước này và chiếm lĩnh thế giới.

Virus 'Langya' là một phần của họ henipavirus, trong đó có hai loài đã được xác định trước đó - virus Hendra và virus Nipah 

Virus "Langya" là một phần của họ henipavirus, trong đó có hai loài đã được xác định trước đó - virus Hendra và virus Nipah 

Virus Langya là gì?

Langya henipavirus (LayV), hay còn được gọi là virus "Langya", cho đến nay mới chỉ lây nhiễm cho vài chục người ở miền đông Trung Quốc và không có vẻ nguy hiểm như COVID-19.

Cho đến nay, chưa có bệnh nhân nào bị nhiễm virus Langya tử vong, cũng không có trường hợp nào bị bệnh nặng.

Virus Langya là một phần của họ henipavirus, trong đó có hai loài đã được xác định trước đó - virus Hendra và virus Nipah. Bệnh gây ra bởi họ virus này thường nghiêm trọng và gây tử vong cho con người, hiện không có vaccine hoặc phương pháp điều trị.

Henipavirus được xếp vào mức độ an toàn sinh học 4 với tỷ lệ tử vong theo ca bệnh từ 40 đến 75%, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Lần đầu tiên virus này được phát hiện ở hai tỉnh Đông Bắc Trung Quốc: Sơn Đông và Hà Nam. Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự bộ gen của LayV từ một mẫu ngoáy họng lấy từ bệnh nhân đầu tiên được xác định mắc bệnh, một phụ nữ 53 tuổi.

Nhà virus học Linfa Wang thuộc Trường Y Duke-Đại học Quốc gia Singapore ở Singapore, cho biết loại virus này được đặt theo tên của một thị trấn tên là Langya, ở Sơn Đông, nơi bệnh nhân đầu tiên sinh sống.

Phương thức lây nhiễm và nguy cơ lây lan

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loại virus Langya chủ yếu ở chuột chù.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loại virus Langya chủ yếu ở chuột chù.

Đến nay đã có khoảng 35 người nhiễm virus này, chủ yếu là nông dân, với các triệu chứng giống cúm như sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn, đau đầu và nôn mửa.

Hầu hết các bệnh nhân cho biết đã tiếp xúc với một con vật trong vòng một tháng kể từ khi các triệu chứng của chúng xuất hiện. Trong số 35 người được xác định là đã nhiễm virus, 9 người không có triệu chứng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tất cả những người đã nhiễm virus đều được cho là đã lây nhiễm từ động vật. Bởi cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy Langya có thể được truyền giữa người với người. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng chắc chắn về sự lây lan của LayV giữa mọi người - không có cụm trường hợp nào trong cùng một gia đình, trong một khoảng thời gian ngắn hoặc gần nhau về mặt địa lý. Các nhà khoa học khẳng định hiện chưa thấy bất cứ điều gì trong dữ liệu về loại virus này để "cảnh báo về mối đe dọa đại dịch".

Edward Holmes, một nhà virus học tiến hóa tại Đại học Sydney ở Australia, cho biết: "Không cần phải lo lắng về điều này, nhưng việc giám sát liên tục là rất quan trọng. Cần thường xuyên kiểm tra người và động vật để tìm virus mới nổi là điều quan trọng để hiểu được nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người".

Chuột chù là ổ chứa virus

Hiện chưa rõ những người nhiễm virus đã bị nhiễm bệnh như thế nào, trực tiếp từ chuột chù hay động vật trung gian. 

Hiện chưa rõ những người nhiễm virus đã bị nhiễm bệnh như thế nào, trực tiếp từ chuột chù hay động vật trung gian. 

Để xác định nguồn gốc động vật tiềm ẩn của virus, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm dê, chó, lợn và gia súc sống trong các làng của bệnh nhân nhiễm bệnh để tìm kháng thể chống lại LayV, đồng thời lấy mẫu mô và nước tiểu từ 25 loài động vật nhỏ hoang dã để tìm kiếm sự hiện diện của nó hoặc RNA của virus LayV.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy kháng thể LayV trong một số ít dê và chó, và xác định RNA của virus LayV ở 27% trong số 262 con chuột chù được lấy mẫu. Điều này cho thấy rằng chuột chù là động vật  truyền LayV "và bằng cách nào đó lây nhiễm cho mọi người ở đây".

Nhưng không rõ những người nhiễm virus đã bị nhiễm bệnh như thế nào ngay từ đầu - cho dù trực tiếp từ chuột chù hay động vật trung gian. Do đó, vẫn cần phải tiến hành rất nhiều nghiên cứu để tìm ra cách virus lây lan ở chuột.

Nhà nghiên cứu Holmes nói rằng cần phải có một hệ thống giám sát toàn cầu để phát hiện sự lây lan của virus  và thông báo những kết quả đó để tránh nhiều đại dịch hơn, chẳng hạn như đại dịch COVID-19. "Những loại sự kiện lan truyền từ động vật này xảy ra liên tục. Thế giới cần thức tỉnh" – nhà nghiên cứu Holmes khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên dưới 50 tuổi dù xinh đẹp đến đâu cũng không được hoàng đế thị tẩm?

Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên dưới 50 tuổi dù xinh đẹp đến đâu cũng không được hoàng đế thị tẩm?

8:12 | 09/04/2024

Dù có đẹp và quyền lực đến đâu, khi phi tần đến ngưỡng 50 tuổi cũng không được hoàng đế thị tẩm để tránh 3 điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

Tài sản lên tới 1.000 tỷ USD nhưng chưa ai từng xuất hiện trong danh sách người giàu

8:53 | 03/04/2024

Siêu gia tộc Rothschild có đế chế đa ngành, bắt đầu từ ngành ngân hàng và sự giàu có của họ đã trải rộng khắp thế giới.

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

Thảm họa sập cầu tại Mỹ: Tiết lộ về cuộc gọi khẩn cấp cứu sống nhiều người vào thời điểm nguy hiểm

8:20 | 28/03/2024

Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm được thủy thủ đoàn trên con tàu container phát ra đã giúp cứu sống nhiều người.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.