Những điều ít biết về công dụng từng loại chỉ sử dụng trong khâu phẫu thuật

17:18 | 27/09/2022

Chỉ phẫu thuật là một vật liệu không thể thiếu trong xử lý vết thương hở, đặc biệt là phẫu thuật. Có những loại chỉ nào được sử dụng trong khâu phẫu thuật và công dụng của chúng ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Kể từ khi nền y tế hiện đại và phát triển, khi khâu phẫu thuật các bác sĩ sử dụng cây kim được gắn vào đầu chỉ để khâu vết thương. Hiện có rất nhiều loại vật liệu đa dạng được sử dụng chỉ khâu phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng vết thương và loại phẫu thuật mà bác sĩ sẽ chọn loại chỉ khâu có chất liệu và đường kính phù hợp.

1. Chỉ phẫu thuật là gì?

Chỉ phẫu thuật là một vật liệu không thể thiếu trong xử lý vết thương hở, đặc biệt là phẫu thuật. Chỉ có tác dụng đóng vết thương, da và các mô hở bằng cách sử dụng chỉ khâu lên vết thương. Tùy từng kích thước và loại vết thương mà bác sĩ có thể sử dụng những loại chỉ phẫu thuật tự tiêu –  không tiêu khác nhau.

Chỉ phẫu thuật là một vật liệu không thể thiếu trong xử lý vết thương hở, đặc biệt là phẫu thuật.

Chỉ phẫu thuật là một vật liệu không thể thiếu trong xử lý vết thương hở, đặc biệt là phẫu thuật.

2. Phân loại chỉ khâu vết thương

Chỉ khâu vết thương được phân loại theo nhiều phương pháp:

- Vật liệu của chỉ khâu được phân loại như chỉ tiêu và chỉ không tiêu. Chỉ tiêu không cần cắt chỉ, các enzyme trong mô của cơ thể sẽ tự phân huỷ sợi chỉ. Chỉ không tiêu cần phải được lấy ra khỏi cơ thể sau vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp, chỉ không tiêu sẽ được lưu lại vĩnh viễn.

- Chất liệu của chỉ khâu được phân loại theo cấu trúc thực tế của vật liệu. 

+ Chỉ khâu có cấu trúc sợi đơn – monofilament: Là chỉ khâu có cấu tạo dải đơn với ưu điểm dễ dàng khâu qua các mô, ngoài ra loại chỉ này do ở dạng sợi đơn nên không chứa các sinh vật gây nhiễm trùng.

+ Chỉ khâu có cấu trúc sợi bện - braided: Đây là cấu trúc dạng bện được tạo ra từ nhiều sợi monofilament nhỏ đan lại với nhau, với ưu điểm dễ dàng xử lý buộc hơn monofilament, có tính uốn và bền hơn monofilament. Nhược điểm của loại chỉ này có xu hướng hấp thụ các chất lỏng, dẫn đến dễ nhiễm trùng.

- Phân loại dựa trên vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tuy nhiên, vì tất cả các vật liệu khâu đều được khử trùng, sự khác biệt này không đặc trưng.

3. Các nhóm chỉ được sử dụng khâu phẫu thuật

3.1. Nhóm chỉ tự tiêu

Đây là loại chỉ được các enzyme trong mô tế bào cơ thể phân giải một cách tự nhiên sau một khoảng thời gian nhất định sử dụng (thường sau khi vết thương đã ổn định hoàn toàn). Chỉ phẫu thuật tự tiêu thường được làm với nhiều chất liệu khác nhau từ protein động vật hoặc polymer tổng hợp có thể được phá vỡ và hấp thụ bởi men sinh lý…

Chỉ tự tiêu được sử dụng rộng rãi, thường được sử dụng trong các trường hợp: phẫu thuật răng miệng, nhổ răng khôn, khâu rách cơ bắp và mô liên kết, ghép da, phẫu thuật ổ bụng, sinh mổ, khâu tầng sinh môn do dạ sinh con ngã âm đạo, khâu cắt âm đạo…

Có nhiều loại chỉ được lựa chọn để khâu vết thương.

Có nhiều loại chỉ được lựa chọn để khâu vết thương.

Các loại chỉ bao gồm:

Chỉ gut: Loại chỉ khâu sợi đơn có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng cho các vết thương mô mềm bên trong hoặc vết rách. Loại chỉ này không được dùng trong phẫu thuật thần kinh hoặc tim mạch. Thường thì cơ thể phản ứng mạnh nhất với loại chỉ này và để lại sẹo. Chỉ gut không được sử dụng phổ biến ngoài các phẫu thuật phụ khoa.

Chỉ Polydioxanone (PDS): Loại chỉ khâu sợi đơn tổng hợp này có thể được sử dụng trong nhiều phẫu thủ thuật đóng mô mềm (như đóng ổ bụng) cũng như phẫu thuật tim trẻ em.

Chỉ Poliglecaprone (MONOCRYL): Chỉ khâu sợi đơn tổng hợp được sử dụng thông thường để khâu tổn thương mô mềm. Loại chất liệu này không được khuyến cáo cho các phẫu thuật thần kinh hoặc tim mạch. Loại chỉ này được sử dụng phổ biến nhất để đóng da theo cách khâu giấu chỉ.

Chỉ Polyglactin (Vicryl): Loại chỉ sợi bện tổng hợp này rất tốt cho các vết thương rách da tay hoặc mặt, nhưng không nên sử dụng cho phẫu thuật thần kinh hay tim mạch.

3.2. Nhóm chỉ không tiêu

Trái với chỉ tự tiêu, chỉ không tiêu cần phải cắt bỏ sau khi vết thương lành lại. Cần phải tái khám để bác sĩ xử lý chỉ. Một số trường hợp đặc biệt, chỉ không tiêu có thể sẽ được lưu lại vĩnh viễn.

Chỉ không tiêu được lựa chọn nhiều cho các vết thương ngoài da bởi tính bền chắc, nhằm làm căng da và những trường hợp đặc trưng khác tùy vào mục đích của bác sĩ.

Tùy thuộc vào tình trạng vết thương và loại phẫu thuật mà bác sĩ sẽ chọn loại chỉ khâu có chất liệu và đường kính phù hợp.

Tùy thuộc vào tình trạng vết thương và loại phẫu thuật mà bác sĩ sẽ chọn loại chỉ khâu có chất liệu và đường kính phù hợp.

Các loại chỉ bao gồm:

Chỉ Nylon: Chỉ sợi đơn có nguồn gốc tự nhiên. Đây là loại chỉ có độ trơn và dai tốt, có thể thoái hóa và tự tiêu trong khoảng 2 năm sau khi mổ, độ dai giảm dần theo thời gian. Chỉ trơn nên dễ xuyên qua các tổ chức, không gây phản ứng. Để đảm bảo an toàn, người khâu cần thắt nhiều nút để giữ mối buộc tốt nhất.

Chỉ Polypropylene (Prolene): Chỉ sợi đơn tổng hợp. Loại chỉ này trơn, dễ đi xuyên và ít gây phản ứng trong tổ chức. Bởi vậy, chỉ thường được sử dụng trong các trường hợp khâu vắt trong da, khâu nối mạch máu…

Chỉ lụa Silk: Chỉ sợi bện có nguồn gốc tự nhiên. Chỉ thường được làm từ chất liệu protein từ con tằm, được nhuộm, xử lý polybutilate và bện lại thành chỉ khâu. Chỉ có độ dai cao, dễ điều khiển, buộc nút và giữ nút buộc tốt. Mặc dù được xếp vào loại chỉ không tiêu nhưng chỉ vẫn có những thoái hóa nhất định trong tổ chức ở các mức độ khác nhau (tùy cơ địa).

Chỉ Polyester (Ethibond): Chỉ sợi bện tổng hợp. Chỉ có độ dai cao nhưng các loại chỉ Polyester thông thường (ví dụ: Mersilene) thường dễ cắt tổ chức. Bởi vậy, người ta thường dùng loại chỉ Polyester có phủ teflon, silicone hoặc polybutilate để thay thế. Ngoài ra, để nút buộc được an toàn, người thực hiện cần thắt nút ít nhất năm lần để giữ mối buộc tốt nhất.

Chỉ thép không gỉ: Chỉ được làm từ chất liệu hợp kim sắt nghèo carbon với loại sợi đơn hoặc bện. Đây là loại chỉ đắt nhất, ít gây phản ứng nhất. Thường được dùng trong các trường hợp khâu dây chằng, xương, gân… Tuy nhiên, loại chỉ này ít được sử dụng bởi nhược điểm khó điều khiển, dễ bị xoắn lại. Chúng có thể gây đứt tổ chức khi siết chỉ, nhiễu phim chụp CT, di động khi cho chụp MRI; một số trường hợp mẫn cảm với niken có thể khiến bệnh nhân đau khi sử dụng.

Tin cùng chuyên mục

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

8:22 | 13/04/2024

Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.