Những điều thú vị về lịch sử của son môi mà bạn chưa biết

13:50 | 15/09/2022

Thời đại Plus - Son môi là vật dụng trang điểm không thể thiếu trong túi xách của chị em. Liệu bạn có tò mò son môi ra đời từ khi nào và như thế nào hay không?

Nguồn gốc của son môi

Từ những năm 3500 Trước Công Nguyên, son môi đã được ra đời. Thỏi son đầu tiên được tạo ra với sự kết hợp của đá đỏ nghiền vụn, chì trắng. Được sử dụng bởi nữ hoàng Sumer Schub-ad của dân tộc người SUMER.

Họ đã tạo ra son môi bằng cách nghiền nát những viên đá quý. Những viên này có màu đỏ trộn với chì rồi bôi trực tiếp lên môi. Tuy thành phần son môi thời cổ đại khá độc hại nhưng chúng vẫn được phụ nữ thời này yêu thích sử dụng.

Nữ hoàng Sumer Schub-ad là người đầu tiên sử dụng son môi.

Nữ hoàng Sumer Schub-ad là người đầu tiên sử dụng son môi.

Vào 700 trước Công Nguyên, phụ nữ ở Hy Lạp cổ đã sử dụng son môi phổ biến mà không cần quan tâm đến địa vị xã hội.

Màu son thời kỳ này được người dân tạo ra bằng những nguyên liệu tự nhiên. Ví dụ như rong biển, hoa quả nghiền, đất hoàng thổ đỏ, và các loại nhựa thông khác. Từ đó son có đủ các tông màu đậm nhạt.

Phụ nữ ở Ai Cập vào thời kỳ này cũng cực mê đắm những thỏi son môi đẹp. Người ta còn sáng tạo hơn nữa trong việc tạo ra nhiều màu sắc đa dạng hơn. Người dân Ai Cập cổ đã sử dụng đất hoàng thổ đỏ và các sắc tố khác để tạo ra một loạt các sắc thái từ màu đỏ, cam cho đến hồng và đen.

Phụ nữ Ai Cập đã sử dụng son môi từ rất sớm với mục đích làm đẹp.

Phụ nữ Ai Cập đã sử dụng son môi từ rất sớm với mục đích làm đẹp.

Những chất độc như brom ma-nít với i-ốt được sử dụng để tạo ra son màu tím đậm. Do đó, loại son môi này còn được mệnh danh với cái tên mỹ miều là “nụ hôn thần chết”’.

Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng là người phụ nữ quyền lực và xinh đẹp. Và Bà còn là một người rất yêu thích trang điểm. Truyền rằng son môi của bà được làm bằng sáp ong pha trộn với kiến đã được nghiền để có màu đỏ son. Và để có được một lớp son bóng trên môi, bà đã sử dụng vảy cá để tạo ra vẻ óng ánh.

Những điều thú vị ít ai biết về lịch sử của son môi

Tại Roma cổ đại, phụ nữ giàu có được sở hữu cho riêng mình một đội ngũ trang điểm. Cùng với làm tóc chuyên nghiệp gọi là “cosmatae”. Thời kỳ này, người trang điểm chỉ làm công việc duy nhất là tô son cho phụ nữ quý tộc. Sau những bữa tiệc trà, son thường sẽ bị trôi đi và bắt buộc phải tô lại lớp son. Do đó, những người chuyên viên trang điểm này sẽ theo chân người phụ nữ quý tộc ở mọi nơi và làm việc đó thay họ.

Những người phụ nữ hành nghề 'tô son' tại Roma cổ đại.

Những người phụ nữ hành nghề "tô son" tại Roma cổ đại.

Vào thời kỳ hưng thịnh của Đế chế Hy Lạp, son môi được dùng để phân biệt phụ nữ ở giai cấp quyền quý và thấp kém. Mãi đến hơn 300 năm sau, sự phân biệt này mới dần biến mất.

Ở Châu Âu thời Trung Cổ, Giáo Hội quy định tất cả những người phụ nữ nào tô son môi đều sẽ bị coi là phù thủy xấu xa và bị nhốt vào trong ngục tối. Thậm chí về sau tại Anh vẫn cấm cô dâu trong ngày hôn lễ không được tô son, nếu tô son sẽ bị hủy hôn.

Tại châu Âu, son môi thời kỳ đầu là biểu tượng của tầng lớp quý tộc.

Tại châu Âu, son môi thời kỳ đầu là biểu tượng của tầng lớp quý tộc.

Mãi đến những năm 1910, lúc bấy giờ, nhờ vào sự ủng hộ của những người đi đòi quyền lợi chính đáng cho phụ nữ, son môi đã trở thành biểu tượng cho sự giải phóng của người phụ nữ. Công ty mỹ phẩm Guerlain của Pháp đã giới thiệu mẫu sáp môi dạng que đầu tiên cho các khách hàng là quý tộc. Trước Thế chiến thứ nhất, việc mua son môi được bọc trong các tờ giấy nhuộm hoặc cuộn trong ống giấy đã trở nên rất phổ biến.

Năm 1920, các công thức sản xuất son môi phổ biến của Mỹ bao gồm côn trùng nghiền, sáp ong và dầu ô-liu rất dễ trở mùi chỉ sau vài tiếng sử dụng. Trong giai đoạn này, đã có khoảng 50 triệu phụ nữ Mỹ sử dụng son môi. Năm 1923, James Bruce Mason Jr. đã phát minh ra các ống son môi xoay mà chúng ta vẫn còn dùng cho đến tận ngày nay.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

20:28 | 26/02/2023

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

Bác sĩ quân y Việt Nam kịp thời cấp cứu cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy xương cổ chân

9:36 | 19/02/2023

Trưa ngày 18/2 theo giờ địa phương, bệnh nhân Comert (24 tuổi), người Thổ Nhĩ Kỳ vào Tổ quân y Việt Nam để cấp cứu. Tại đây anh được Thượng tá, BS Văn Trọng Trung và tổ quân y thăm khám và chẩn đoán chấn thương, nghi gãy xương cổ chân trái do tai nạn lao động.

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

Làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc cây sau Tết

15:19 | 15/02/2023

Sau dịp Tết Nguyên đán 2023, người dân ở "thủ phủ" đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) lại tất bật hồi sinh cho những gốc đào cũ để phục vụ cho mùa Tết năm sau.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.