Những đột phá y học xuất sắc nhất năm 2018

8:30 | 31/12/2018

Khoa học luôn tiến về phía trước, đây là những tiến bộ thú vị nhất trong năm trong điều trị ung thư, đột quỵ và điều trị chứng đau nửa đầu.

Tái sinh các bộ phận cơ thể

Y học tái sinh là một chuyên ngành của y học nhằm tìm cách tái sinh hoặc thay thế các mô và cơ quan bị tổn thương. Năm 2017, các nhà nghiên cứu của bang Ohio đã phát triển một công nghệ mới gọi là truyền mô nano (tissue nanotransfection) hay công nghệ TNT.

Công nghệ này được nhúng trong một con chip tí hon và có thể tái lập trình các tế bào da để sửa chữa các cơ quan và mạch máu. Quy trình không xâm lấn bao gồm đặt một con chip bằng kích thước một chiếc tem thư trên da và đưa một dòng điện nhỏ qua nó. Quá trình đưa các trung gian truyền ADN vào cơ thể trong chưa đầy một giây.

Cho đến nay, trọng tâm nghiên cứu là trên động vật, nhưng trong năm 2018 các thử nghiệm lâm sàng đang được thiết lập để sẵn sàng bắt đầu.

Phát hiện sớm ung thư tụy

Thông thường vào thời điểm ung thư tụy được phát hiện, khối u đã lan rộng và chẩn đoán đồng nghĩa với án tử. Bằng công nghệ đảo ngược tế bào ung thư giai đoạn cuối về trạng thái tế bào gốc, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai protein quan trọng xuất hiện trong máu của bệnh nhân khi họ phát triển bệnh. 

Xét nghiệm có thể sẵn sàng để sử dụng trong vòng một vài năm tới cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Vắc xin ung thư

Vắc xin được tạo ra bằng cách lấy các tế bào miễn dịch từ máu của bệnh nhân, sau đó cho tiếp xúc với chất liệu từ khối u để huấn luyện chúng xác định và thâm nhập các tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) nhận thấy rằng tế bào miễn dịch chống ung thư được cơ thể sản xuất nhiều hơn có liên quan với khả năng sống thêm nói chung, cho thấy vắc xin có hiệu quả.

Tại thời điểm một năm, 100% bệnh nhân được nhận vắc xin - tất cả đều bị ung thư giai đoạn cuối - vẫn còn sống so với chỉ 60% những người chỉ nhận được hai loại thuốc.

Ghép tạng của heo cho người

Các nhà khoa học đã tạo ra những con heo con thiết kế (biến đổi gen) sao cho các tạng của chúng có thể ghép an toàn hơn cho người. Họ đã sử dụng một công cụ chỉnh sửa gen mới để loại bỏ hơn 2 chục bản sao gen lợn có thể sản sinh vi-rút nguy hiểm ở người.

Hy vọng là việc ghép tạng khác loài – quá trình ghép tạng từ loài này cho loài khác – cuối cùng sẽ trở thành hiện thực

Liệu pháp gen tiêu diệt tế bào ung thư

Một phương pháp điều trị mới gọi là liệu pháp tế bào T CAR tùy biến một thuốc cho từng bệnh nhân, thu thập tế bào miễn dịch của từng bệnh nhân và sau đó biến đổi gen cho các tế bào này để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó được hy vọng là một cách điều trị sẽ sống lâu dài hoặc thậm chí vĩnh viễn với bệnh nhân.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.