Những người 20 năm nặng lòng với trẻ khiếm khuyết

14:17 | 24/09/2022

Chặng đường hơn 2 thập kỷ, những con người với tấm lòng nhân ái tận tụy đồng hành cùng trẻ khuyết tật, cũng lắm vất vả và nhiều chuyện buồn vui.

Ông Lê Quyết Chiến, Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng, nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc da cam Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn nhớ từ những ngày đầu trèo đèo, lội suối, đến những nơi bản làng khó khăn để vận động phụ huynh của những đứa trẻ bị khiếm khuyết đồng ý đưa các em về trung tâm. 

Đến nay, nơi đây đã là địa chỉ tin cậy để gửi gắm trẻ em tật nguyền trong toàn tỉnh Quảng Bình. Với mong muốn cho các con một tương lai tươi sáng, từng ngày, từng tháng trôi qua, ông Chiến cùng cán bộ, nhân viên của trung tâm vẫn miệt mài nỗ lực chăm sóc cho trẻ khuyết tật.

 Ông Lê Quyết Chiến với 20 năm đồng hành cùng trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc da cam.

 Ông Lê Quyết Chiến với 20 năm đồng hành cùng trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc da cam.

Hết lòng vì những phận trẻ thiệt thòi

Năm 2002, Trung tâm phục hồi chức năng, nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc da cam Hiền Ninh được thành lập với sự tài trợ của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam trong thời gian 5 năm. Thời điểm này là cột mốc đầu tiên trong hành trình 20 năm đồng hành cùng trẻ khuyết tật của ông Chiến.

Để có cơ sở làm nơi chăm sóc, phục hồi chức năng cho các em, ông đã cùng một số người bạn tâm huyết xin sử dụng lại dãy nhà cấp 4 bỏ hoang của bệnh viện huyện Lệ Ninh. Khi trung tâm đã hoàn thiện bắt đầu hoạt động, việc đầu tiên là phải tìm các trẻ bị khuyết tật, vì thế, cứ hay tin ở đâu có trẻ là ông Chiến lại có mặt để vận động phụ huynh đưa các cháu về trung tâm.

 Trung tâm phục hồi chức năng, nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc da cam Hiền Ninh.

 Trung tâm phục hồi chức năng, nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc da cam Hiền Ninh.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông là những lần về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, hẻo lánh... "Lần đi xa nhất là hơn 150 km, lên tận nơi rẻo cao để vận động bố mẹ đưa các cháu về trung tâm. Trên đó, thiếu đủ thứ, trẻ bình thường còn đáng thương chứ huống gì các cháu bị khuyết tật. Thấy những hoàn cảnh như vậy, tôi quyết tâm phải đưa các em về, để mai này có tương lai tốt hơn", ông Chiến kể.

Năm 2007, dự án của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam kết thúc, đồng nghĩa với kinh phí hoạt động không còn. Đang trên đà hoạt động hiệu quả, giúp đỡ nhiều trẻ em huyết tật thì có dấu hiệu phải dừng lại nên ông rất trăn trở. Sau nhiều đêm ròng thức trắng, ông cùng các nhân viên trung tâm bàn nhau, quyết tâm giữ lại ngôi nhà chung của trẻ khuyết tật. Cùng với đó, ông lặn lội nhiều nơi kêu gọi nguồn xã hội hóa để trang trải kinh phí vận hành của trung tâm.

"Thời điểm năm 2007, tưởng chừng như trung tâm phải đóng cửa. Lúc đó, tôi không nghĩ gì nhiều, chỉ nghĩ về nỗ lực của đội ngũ nhân viên trong suốt 5 năm qua. Cùng với đó là hàng chục cháu bị khuyết tật, khi đến đây, nhiều cháu đã thực sự được thay đổi, vui tươi, hòa đồng hơn. Nghĩ đến một ngày ai phải về nhà nấy mà lòng tôi xót xa, nhiều đêm bật khóc, thức trắng đêm không ngủ được", ông Chiến nhớ lại.

 Những đứa trẻ thiệt thòi về thân thể và trí lực được chăm sóc, học tập tại trung tâm.

 Những đứa trẻ thiệt thòi về thân thể và trí lực được chăm sóc, học tập tại trung tâm.

Và trời đã không phụ lòng người, bằng sự quyết tâm, nỗ lực, ông cùng đội ngũ nhân viên tại trung tâm đã vượt qua khó khăn bước đầu để đưa trung tâm trở lại hoạt động bình thường trở lại.

Những "đồng đội" cùng nỗ lực vì trẻ khiếm khuyết

Trái tim của trung tâm là ông Chiến, còn những hạt nhân là các cán bộ, nhân viên cũng có đóng góp không nhỏ trong việc hình thành và đưa trung tâm phát triển đến ngày hôm nay. Hiện trung tâm có 6 nhân viên, trong đó có một bác sĩ, một y sĩ về hưu và một kỹ thuật viên.

Với tấm lòng nhiệt huyết của mình, nhiều người trong số họ đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân để ở lại trung tâm làm việc, chăm sóc những đứa trẻ bị khuyết tật. Họ đều đặn đến đây mỗi ngày bằng tình thương để chăm sóc lũ trẻ vô điều kiện.

 Bà Nguyễn Thị Minh Lợi dùng nụ cười để khỏa lấp khó khăn trong hành trình đồng hành cùng trẻ khiếm khuyết.

 Bà Nguyễn Thị Minh Lợi dùng nụ cười để khỏa lấp khó khăn trong hành trình đồng hành cùng trẻ khiếm khuyết.

Bà Nguyễn Thị Minh Lợi (73 tuổi), từng công tác trong ngành y tại một bệnh viện địa phương. Sau khi nghỉ hưu, bà đã tình nguyện về trung tâm làm việc, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam, trẻ em khuyết tật, hỗ trợ những mảnh đời thiệt thòi, bất hạnh. Đến nay, ngót nghét cũng gần 20 năm ròng bà đã gắn bó với mái nhà này...

"Với trẻ khuyết tật, việc chăm sóc phải kiên trì, phải dành tình thương đặc biệt với các cháu. Mỗi cháu có một bệnh lý, khuyết tật riêng, tùy từng trường hợp mà có hướng hỗ trợ, phục hồi. Với chúng tôi, giúp đỡ cho một gia đình, một cảnh đời, và giúp cho các em có một tương lai tươi sáng hơn đã là niềm vui sướng nhất rồi", bà Lợi bộc bạch.

 Với trẻ khuyết tật, việc chăm sóc phải kiên trì, phải dành tình thương đặc biệt với các cháu.

 Với trẻ khuyết tật, việc chăm sóc phải kiên trì, phải dành tình thương đặc biệt với các cháu.

Nhờ có sự tận tình của những người bố, người mẹ nuôi tại trung tâm, cùng sự đồng hành của phụ huynh, hàng chục trẻ em khuyết tật đã có những bước hồi phục kỳ diệu, dần hòa nhập cộng đồng.

Đơn cử như trường hợp của chị Nguyễn Thị Thuân có cậu con trai Lê Ngọc Toàn đã gắn bó với trung tâm từ khi cháu còn nhỏ, nay Toàn đã 15 tuổi. Cháu bị não úng thủy bẩm sinh, gai đốt sống lưng nên không thể vận động. 

"Cháu đến cơ sở từ lúc 2 tuổi, nay đã hồi phục, nhận thức tốt hơn, tự vận động tay, tự đẩy xe lăn được. Đó là niềm vui lớn của gia đình. Tôi rất biết ơn đội ngũ nhân viên tại cơ sở chăm sóc trẻ khuyết tật", chị Thuân tâm sự.

 Chị Thuân cùng đứa con thiệt thòi đang điều trị tại trung tâm.

 Chị Thuân cùng đứa con thiệt thòi đang điều trị tại trung tâm.

Bên cạnh việc đồng hành cùng con, chị Thuân cũng thường xuyên đến cơ sở để hỗ trợ nhân viên chăm sóc các cháu. Nhiều phụ huynh khác, tương tự chị Thuân, cũng đến vì tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống, để từ đó lạc quan, giúp con hồi phục tốt hơn.

Hơn 2 thập kỷ qua, trung tâm đã giúp hơn 100 trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nhiều em quyết tâm vươn lên, có công ăn việc làm và thu nhập, đóng góp cho gia đình và xã hội. Những bước đi vững chãi hơn của các em là động lực để các cán bộ, nhân viên tại trung tâm tiếp tục cố gắng vì sự phát triển của trẻ khuyết tật, bằng một tình yêu vô điều kiện.

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?

6:05 | 03/12/2023

Khi nhắc đến nơi bí ẩn nhất Trung Quốc, Shennongjia chắc hẳn sẽ hiện lên trong tâm trí nhiều người. Khu vực cấm nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Hồ Bắc này luôn thu hút sự chú ý của vô số nhà thám hiểm và nhà khoa học với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên sinh thái phong phú.

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

Sức khỏe của người cha bị đột quỵ có con bị ung thư máu đã có cải thiện

15:40 | 30/10/2023

Hơn 13 triệu đồng của bạn đọc hảo tâm gửi qua Báo Sức khỏe và đời sống đã được kết chuyển đến với gia đình chị Lê Thị Thúy có chồng bị liệt nửa người sau đột quỵ và con bị ung thư máu.

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Xót xa hình ảnh bé gái 2 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

15:39 | 29/10/2023

Ròng rã suốt 6 năm chạy chữa, vợ chồng anh Lực mới có được bé Minh Ngọc. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến bé gái 2 tháng tuổi đang phải từng ngày giành giật sự sống và hiện cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật vì hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.