Những nhóm máu quan trọng nhất, ý nghĩa đặc biệt trong truyền máu và sản khoa

7:55 | 20/09/2022

Nhóm máu hệ Rh là một trong hai hệ nhóm máu quan trọng nhất liên quan đến truyền máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nhóm máu hệ Rh cũng như những ý nghĩa đặc biệt của nó trong truyền máu và sản khoa. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ về hệ nhóm máu này.

1. Nhóm máu Rh được phát hiện khi nào?

Năm 1940, nhà bác học Karl Landsteiner và các cộng sự như: Alex Wiener, Philip Levine, R. E. Stetson đã phát hiện ra nhóm máu Rh. Các nhà nghiên cứu đã lấy hồng cầu của khỉ Macacus Rhesus tiêm cho thỏ (như vậy, thỏ được gây miễn dịch bởi hồng cầu khỉ Rhesus). Sau đó, các nhà khoa học lấy huyết thanh thỏ và trộn với hồng cầu người thì thấy hiện tượng ngưng kết một số trường hợp: Rh (+); còn một số trường hợp thì không: Rh (-).

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau; trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.

2. Vì sao nhóm máu Rh được gọi là nhóm máu hiếm?

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, nhóm máu Rh là một trong 39 hệ thống các nhóm máu đã được phát hiện ở người, có vai trò quan trọng cùng với hệ ABO. Hệ Rh có khoảng 50 loại kháng nguyên, trong đó 5 loại kháng nguyên được biết đến nhiều hơn đó là D, C, c, E và e. Trong 5 loại này, kháng nguyên D có vai trò quan trọng nhất và có ý nghĩa y học. Do đó việc xác định nhóm Rh của một người được quy ước phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu người đó có mặt kháng nguyên D hay không.

Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh(+), chỉ có khoảng 0,04 - 0,07% dân số có nhóm Rh(-) và đây được coi là nhóm máu hiếm. Nhóm Rh(-) bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu... thì Rh(-) lại là một yếu tố quan trọng cần phải đặc biệt chú ý.

Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D)+ và Rh(D)-.

Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D)+ và Rh(D)-.

3. Xét nghiệm nhóm máu Rh có ý nghĩa trong sản khoa và các trường hợp truyền máu, hiến máu

Theo Bệnh viện Medlatec, xét nghiệm nhóm máu Rh(+) hay Rh(-) có ý nghĩa rất lớn trong sản khoa và các trường hợp truyền máu, hiến máu. Nếu một người có nhóm Rh(-) thì họ chỉ có thể nhận máu từ người Rh(-). Còn người mang nhóm Rh(+) có thể nhận máu từ người Rh(+) hoặc Rh(-) đều được.

Trong trường hợp người Rh(-) lần đầu tiên nhận máu từ người Rh(+) có thể sẽ chưa xảy ra tai biến tức thì. Tuy nhiên sau 10 - 15 ngày truyền máu, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể anti D, sau 2 - 4 tháng nồng độ kháng thể đạt tối đa. Lúc này nếu tiếp tục truyền máu lần thứ 2 từ người Rh(+) cho người Rh(-) có thể sẽ xảy ra tai biến nguy hiểm.

Tai biến trong truyền máu là một trong những tai biến y khoa nguy hiểm và luôn được yêu cầu phải đặc biệt chú ý. Bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện như sốc phản vệ, khó thở, tụt huyết áp, co thắt phế quản, nôn, đau bụng, vã mồ hôi... ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Việc bệnh nhân biết nhóm máu chính xác là rất quan trọng khi cần truyền máu. Nếu máu được truyền cho bệnh nhân có nhóm máu không tương thích với nhóm máu mà bệnh nhân nhận được có thể gây ra những tai biến truyền máu, nếu nặng có thể dẫn tới tử vong. Cơ thể của bệnh nhân có thể bắt đầu tạo ra các kháng thể tấn công các kháng nguyên trên các tế bào máu trong máu được truyền cho bệnh nhân, gây ra phản ứng và thải ghép.

Xét nghiệm nhóm máu Rh có ý nghĩa lớn trong sản khoa.

Xét nghiệm nhóm máu Rh có ý nghĩa lớn trong sản khoa.

4. Xét nghiệm nhóm máu Rh được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm để biết nhóm máu của mình, phòng trường hợp cần đến.

- Xét nghiệm khi người bệnh cần truyền máu nhằm lựa chọn đơn vị máu truyền phù hợp.

- Xét nghiệm cho người muốn đăng ký hiến máu, nội tạng, mô và tủy xương để xác định và đánh giá độ tương thích của người cho và người nhận.

- Ngoài ra với phụ nữ có thai thì xét nghiệm còn có mục đích là để kiểm soát các nguy cơ có thể xảy đến do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

5. Nhóm máu Rh có kháng thể tự nhiên không?

Theo BS. Nguyễn Quang Chiến (Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện TƯQĐ 103), nhóm máu Rh không có kháng thể tự nhiên. Kháng thể chống Rh là kháng thể miễn dịch, chỉ xuất hiện khi người có nhóm máu Rh(-) tiếp xúc với kháng nguyên Rh như trong các trường hợp:

– Người mẹ Rh(-) mang thai con Rh(+).

– Người nhận máu Rh(-) được truyền máu Rh(+).

Bản chất kháng thể chống Rh là IgG. Do đó nó có thể qua màng nhau thai từ mẹ sang thai nhi và gây bệnh lý cho con. Một người phụ nữ có nhóm máu Rh(-) lấy chồng nhóm máu Rh(+) mang thai lần thứ nhất có thể bình thường, nhưng những lần mang thai sau đó có thể bị tai biến. Vì vậy, mẹ có nhóm máu Rh(-) khi mang thai cần được theo dõi chặt chẽ, được tư vấn và dùng thuốc dự phòng sớm (thường từ tuần thứ 28 của thai kỳ và trong vòng 72 giờ sau sinh).

Người có nhóm máu Rh(-) nếu không được phát hiện cũng có thể nguy hiểm khi truyền máu Rh(+) khối lượng lớn hoặc truyền máu nhiều lần. Vì sau lần đầu truyền máu Rh(+), cơ thể người có nhóm máu Rh(-) sẽ sinh ra kháng thể chống Rh. Khi lượng kháng thể này lớn sẽ gây tai biến tan máu trong những lần truyền máu sau đó. Việc xác định nhóm máu Rh cho những bệnh nhân có thể phải truyền máu là rất cần thiết để tránh tai biến truyền máu xảy ra. Những bệnh nhân có nhóm máu Rh(-) cần phải được truyền máu Rh(-).

Tin cùng chuyên mục

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

8:23 | 15/04/2024

Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.