Phải làm sao khi trẻ bị phát ban do nóng trong?

19:10 | 08/08/2022

Trẻ bị nóng trong người khiến da phát ban nổi mụn, cơ thể bứt rứt, khó chịu, kém ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị phát ban do nóng trong, để tình trạng của bé nhanh chóng được cải thiện?

Theo ThS.BS Trương Thành Tâm (Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng) cho biết, phát ban nhiệt hay còn được gọi là rôm sảy hoặc ban đỏ, thường xuất hiện trên da khi cơ thể trẻ quá nóng. Trong trường hợp mắc bệnh này, da bé thường sẽ xuất hiện các mụn nhỏ màu đỏ. Trẻ em có thể bị phát ban nhiệt ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là giai đoạn sơ sinh.

Phát ban nhiệt có thể diễn biến trong vài ngày và hết nhanh nếu cha mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, nếu chăm sóc sai cách có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vậy cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị phát ban do nóng trong và không nên làm gì để tình trạng của bé nhanh chóng được cải thiện?

1. Trẻ bị phát ban do nóng trong là gì?

Phát ban do nóng trong là tình trạng thường xảy ra khi cơ thể của bé quá nóng, còn được gọi là rôm sảy hoặc ban đỏ. Tình trạng phát ban nhiệt hay phát ban do nóng trong có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm tuổi dễ bị bệnh nhất. 

Khi bị bệnh, trên da bé sẽ xuất hiện những cục mụn nhỏ, có màu đỏ. Những mụn đỏ này có thể nổi lên ở khắp cơ thể nhưng những vùng cơ thể tiết nhiều mồ hôi sẽ có thể là nơi mọc nhiều mụn nhất, chẳng hạn như vùng trán, vùng cổ, lưng, các nếp gấp trên cơ thể, vùng tã lót…

2. Vì sao trẻ bị nóng trong người? 

- Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện.

- Với trẻ sơ sinh chế độ ăn uống của mẹ là nguyên nhân chính dẫn đến việc nóng trong và nổi mụn ở bé. Trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ, chế độ ăn của mẹ chính là khởi nguồn cho nhiều vấn đề sức khỏe của bé do hệ miễn dịch cùng chức năng tiêu hóa của trẻ còn kém. Khi mẹ nạp vào cơ thể nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng như thịt, cá, các thực phẩm nhiều chất đạm, trẻ bú sữa mẹ có thể dẫn tới tình trạng nóng trong và nổi mụn ngoài da.

- Một số trẻ sơ sinh đến giai đoạn ăn dặm, mẹ cho bé ăn quá sớm và bỏ sữa mẹ ngay sau khi ăn dặm cũng khiến cho bé bị nóng trong do chức năng tiêu hóa của bé bị thay đổi đột ngột và bé không kịp thích nghi dẫn đến nóng trong.

- Do còn bé chức năng gan của trẻ hoạt động kém dẫn tới không thể đào thải hết độc tố ra bên ngoài.

- Cơ thể trẻ bị thiếu nước, lượng nước đưa vào cơ thể không đủ để làm mát cơ thể trẻ.

- Bé được ủ quá kỹ, mặc cho bé quần áo quá dày hay yếu tố từ môi trường như thời tiết cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong.

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện có thể bị phát ban do nóng trong.

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện có thể bị phát ban do nóng trong.

3. Trẻ bị phát ban do nóng trong có biểu hiện

- Da trẻ thường nổi mẩn đỏ, mụn nhọt. Các mụn này có thể mọc khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất tại các vị trí như da đầu, cổ, lưng, tay, chân… mụn mọc riêng lẻ hoặc từng mảng.

- Da bé khô, môi khô, trong miệng xuất hiện các vết loét.

- Trẻ có hiện tượng bị táo bón.

- Trẻ kém ăn, ăn không ngon, thường đổ mồ hôi trộm.

- Trẻ bị sụt cân, suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

4. Các bước xử lý khi trẻ bị phát ban do nóng trong

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé sơ sinh là sữa mẹ. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Nguồn dinh dưỡng dồi dào này đến từ các loại rau xanh, trái cây bổ dưỡng. 

Mẹ nên hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm cũng như chất kích thích, có thể gây nóng trong, táo bón ở bé. 

Ngoài ra, bên cạnh sữa mẹ, mẹ vẫn cần cho bé uống đủ nước. Uống nhiều nước giúp bé thanh lọc cơ thể, giảm thiểu các chất độc hại, dư thừa trong cơ thể, tăng cường chức năng gan thận. 

Đối với những bé đang kết hợp sữa mẹ cùng sữa công thức, cần lưu ý thành phần của sữa. Chọn sữa công thức phù hợp với chế độ ăn uống của trẻ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp. 

Mẹ nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu phòng tránh cho trẻ đang bú mẹ không bị phát ban do nóng trong.

Mẹ nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu phòng tránh cho trẻ đang bú mẹ không bị phát ban do nóng trong.

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm 

- Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. 

- Bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin từ rau xanh, hoa quả tươi giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt cho bé. 

- Cho bé uống đủ nước. 

- Khi trẻ bị nóng trong mẹ có thể cho bé ăn thêm bột sắn dây. Mẹ có thể pha bột sắn cùng nước, nấu khuấy đều cho bé ăn. Sắn dây có vị mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

4.2. Chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng do nóng

Trẻ bị nóng trong thường hay bị nhiệt miệng (loét miệng), để điều trị mẹ cần cho trẻ uống vitamin C, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc giúp cho việc phục hồi bệnh sớm. Việc bổ sung các loại vitamin cho bé cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của trẻ nhiều rau cải xanh, cải bắp, uống nước cam, chanh.

Nên tránh cho trẻ dùng nước đá lạnh.

Sau khi trẻ ăn xong nên cho bé súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.

Hạn chế ăn các thức ăn có gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu... và nên ăn nhạt.

Để phòng bệnh nhiệt miệng nên cho trẻ uống nước trà xanh thường xuyên vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

4.3. Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ

Trẻ bị phát ban do nóng trong cơ thể nổi mụn rất ngứa ngáy và khó chịu, do đó mẹ nên thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm. Tắm sẽ giúp các lỗ chân lông trên da bé thông thoáng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào các nốt mụn gây nhiễm trùng.

Khi tắm rửa cho bé mẹ cần làm nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt mụn trên da bé. Đặc biệt là các nốt mụn trên da đầu bé, mụn vỡ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập màng não, gây viêm màng não nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm để tránh cơ thể bé bị phát ban.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm để tránh cơ thể bé bị phát ban.

4.4. Chọn quần áo thoáng mát cho trẻ

Quần áo dày, không thoáng khí làm gia tăng hoạt động của vi khuẩn trên da bé. Do đó, cha mẹ nên chọn quần áo mặc cho trẻ đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi như: Sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi tổng hợp có thể khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và cọ xát vào da trẻ.

- Nên mua quần áo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Quần áo có màu sắc nhạt, sáng màu được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh do không hoặc chứa ít phẩm màu gây hại cho da của bé.

4.5. Tắm nước lá cho bé

Khi cơ thể trẻ mọc mụn, có thể đun nước lá có hàm lượng kháng sinh từ thiên nhiên như: Lá trầu không, lá khế, lá kinh giới, sài đất, chè xanh… Việc tắm cho bé bằng nước lá thảo dược hàng ngày không chỉ giúp làm mát da mà còn chống viêm và kháng khuẩn mụn rất tốt.

Lưu ý: Mẹ nên chọn dùng lá thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng lá phun thuốc để tắm cho trẻ.

4.6. Không tự ý bôi thuốc cho trẻ bị mụn

Không tự ý bôi các loại thuốc dạng kem lên vùng da bị phát ban của trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Trong trường hợp trẻ có hiện tượng trầy xước, loét, chảy nước và được bác sĩ kê đơn thuốc thì cha mẹ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

5. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Khi trẻ bị phát ban và có những biểu hiện dưới đây thì phụ huynh không nên chủ quan nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám:

- Phát ban nhiệt trên da lan rộng, trẻ gãi ngứa nhiều hơn, da sưng đỏ, đau,... kèm theo trẻ quấy khóc, sốt, mệt nhiều hơn.

- Vùng da bị phát ban nhiệt có trầy loét, chảy nước…

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.