Phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u tuyến giáp khổng lồ cho nam bệnh nhân

14:55 | 29/09/2022

Sau 20 năm, một bệnh nhân bị khối u tuyến giáp lớn đã được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phẫu thuật, cắt bỏ thành công.

Ngày 29/9, Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM (cơ sở 2) cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho một nam bệnh nhân bị khối u lớn tuyến giáp. Nam bệnh nhân là anh Nguyễn Phúc Thành, SN 1971, quê tỉnh Bến Tre.

Khối u tuyến giáp lớn của nam bệnh nhân khi nhập viện.

Khối u tuyến giáp lớn của nam bệnh nhân khi nhập viện.

Theo người nhà bệnh nhân, anh Thành bị u tuyến giáp khoảng 20 năm. Thời gian đầu vị trí ở cổ bệnh nhân xuất hiện một khối u nhỏ bằng ngón tay cái, thời gian sau khối u to bằng quả trứng gà. Gia đình cứ nghĩ là bị bệnh bướu cổ như thường gặp nên đưa anh Thành đi khám tại bệnh viện địa phương và được chẩn đoán bị u tuyến giáp, có chỉ định phẫu thuật nhưng do gia đình khó khăn, lại lo sợ chuyện không may xảy ra nên chưa phẫu thuật.

Thời gian gần đây, khối u phát triển quá nhanh khiến bệnh nhân Thành có các triệu chứng như khó thở, ăn uống khó nuốt, suy giảm sức khỏe. Lo anh Thành có biến chứng nặng, gia đình đưa anh đến Bệnh Viện Đại học Y Dược Tp.HCM (cơ sở 2) khám và được chỉ định mổ gấp.

Ê-kíp mổ do bác sĩ Nguyễn Khánh Quang, chuyên Khoa Lồng ngực - Mạch máu - Bướu cổ làm trưởng ca tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ở cổ cho anh Thành.

Ê-kíp mổ do bác sĩ Nguyễn Khánh Quang, chuyên Khoa Lồng ngực - Mạch máu - Bướu cổ làm trưởng ca tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ở cổ cho anh Thành.

Sau gần 3 giờ đồng hồ, ê-kíp đã bóc tách thành công khối u có kích thước 20cm nặng gần 700gr cho bệnh nhân mà không cần mở ngực, bảo tồn được thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp, không làm tổn thương các cơ quan lân cận và không gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật.

“Phẫu thuật cắt tuyến giáp không phải là một phẫu thuật phức tạp, tuy nhiên khi khối u bướu với kích thước quá lớn khiến cho việc phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn do vùng cổ bệnh nhân có nhiều cấu trúc nằm kế cận”, bác sĩ Quang chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Quang, sau phẫu thuật khoảng 1 giờ đồng hồ, bệnh nhân Thành được rút ống nội khí quản, phát âm rõ, giảm rõ cảm giác nuốt vướng nuốt khó sau khi mổ, sau 2 ngày bệnh nhân đã được rút ống dẫn lưu, ăn uống sinh hoạt bình thường.

 

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.