Các phương pháp và dùng thuốc điều trị hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ không đóng kín. Bệnh có tỷ lệ khá cao trong số các bệnh lý tim mạch. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng...
Hở van động mạch chủ nguy hiểm như thế nào?
Hở van động mạch chủ có thể chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính.- Hở van động mạch chủ mạn tính: Thường không biểu hiện gì trong nhiều năm, khi khám bệnh sẽ thấy tiếng thổi tâm trương ở bờ trái xương ức. Khi xuất hiện triệu chứng cơ năng thường liên quan đến ứ huyết phổi như khó thở khi gắng sức. Sau đó dần dần xuất hiện khó thở khi nằm, cơn khó thở kịch phát về đêm, cuối cùng là các dấu hiệu của suy tim toàn bộ và đau thắt ngực xuất hiện ở những bệnh nhân hở van động mạch chủ nặng.

2. Các phương pháp điều trị hở van động mạch chủ
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ bác sĩ tư vấn và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Khi bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, cần được theo dõi thường xuyên và hướng dẫn thực hiện cách thay đổi lối sống, dùng thuốc nhằm điều trị các triệu chứng hoặc giảm thiểu nguy cơ các biến chứng xảy ra. Khi bệnh diễn tiến nặng, cần được thay van động mạch chủ.2.1 Hở van động mạch chủ không có triệu chứng
Mặc dù không có triệu chứng nhưng rối loạn chức năng thất trái khi nghỉ sẽ có nguy cơ cao xuất hiện các triệu chứng suy tim trong vòng 2-3 năm. Do đó người bệnh cần được theo dõi và nên được chuẩn bị sẵn sàng phẫu thuật trong từng tình huống.- Trường hợp không có triệu chứng, chức năng thất trái bình thường, khả năng dung nạp gắng sức bình thường... chỉ nên theo dõi sát và có thể dùng các thuốc giãn mạch.- Trường hợp không có triệu chứng và bất thường dung nạp gắng sức hoặc tăng đường kính cuối tâm thu thất trái sẽ nhanh chóng có rối loạn chức năng thất trái, do đó nên được xét mổ có chuẩn bị.Thay van động mạch chủ phải được tiến hành ngay trước thời điểm nếu tiếp tục trì hoãn mổ có thể dẫn tới kết cục không tốt sau mổ. Khi mổ đúng thời điểm, chức năng tâm thu thất trái thường được cải thiện đáng kể.2.2 Hở van động mạch chủ cấp tính
- Nếu nguyên nhân do phình tách động mạch chủ, tình trạng huyết động còn ổn định, cần điều trị tích cực bằng thuốc chẹn beta giao cảm để kiểm soát tốt huyết áp trước khi khi dùng thuốc giãn mạch.- Chỉ định mổ ngay nếu xác định hở van động mạch chủ cấp do phình tách động mạch chủ hoặc do chấn thương. Trường hợp này, điều trị nội khoa nhằm đạt mục đích tăng tối đa thể tích tống máu và hạn chế tối đa tiến triển lan ra của phình tách động mạch chủ. Các thuốc giãn mạch và chẹn beta giao cảm nên dùng đường tĩnh mạch nếu bệnh cảnh có tính chất cấp tính. Nếu ổn định, có thể chỉ định các thuốc nifedipine, hydralazine ức chế men chuyển... để làm giảm tiền gánh, cải thiện thể tích tống máu và cung lượng tim.Nếu hở van động mạch chủ cấp do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, phải điều trị bằng thuốc kháng sinh ngay, cần cấy máu để xác định vi khuẩn gây bệnh cũng như dùng thuốc theo kháng sinh đồ. Nếu tình trạng huyết động kém, vẫn có thể phẫu thuật thay van động mạch chủ nhân tạo dù mới chỉ dùng kháng sinh.- Điều trị can thiệp: Chống chỉ định đặt bóng trong động mạch chủ khi hở van động mạch chủ từ vừa đến nhiều. Bệnh nhân phối hợp hở và hẹp van động mạch chủ không nên nong van bằng bóng qua da do khuynh hướng tăng nhiều mức độ hở van động mạch chủ cấp sau nong.

2.3 Hở van động mạch chủ mạn tính
Trong trường hợp này người bệnh phải được điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhất là hở van động mạch chủ nặng. Các thuốc giãn mạch như nitroprusside, hydralazine, nifedipine tác dụng chậm và thuốc ức chế men chuyển có tác dụng giảm thể tích hở và tăng thể tích tống máu, giảm tải, giúp tái cấu trúc thất trái, giảm thể tích cuối tâm thu và tăng phân số tống máu. Thuốc giãn mạch được chỉ định ở bệnh nhân hở van động mạch chủ có:- Tăng huyết áp động mạch.
- Suy tim và/hoặc rối loạn chức năng thất trái nhưng chống chỉ định mổ.