Tăng thuế thuốc lá, giải pháp hiệu quả cứu sống nhiều người, cân bằng ngân sách cho phát triển
Nếu áp dụng thuế tuyệt đối ở mức 5.000 đồng mỗi bao thuốc lá vào năm 2026 và tăng lên 15.000 đồng mỗi bao vào năm 2030, Việt Nam có thể giảm đáng kể tỷ lệ hút thuốc, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách để đầu tư vào các chương trình y tế và phát triển xã hội.
Bài học kinh nghiệm quốc tế ủng hộ chính sách tăng thuế thuốc lá
Trong nhiều năm qua, việc tăng thuế thuốc lá đã được nhiều quốc gia trên thế giới chứng minh là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Chính sách thuế kết hợp với quản lý chặt chẽ giúp giảm tỷ lệ tiêu dùng thuốc lá
Một số ý kiến lo ngại rằng việc tăng thuế sẽ làm gia tăng tình trạng buôn lậu, nhưng thực tế cho thấy quản lý chặt chẽ và thực thi nghiêm ngặt có thể kiểm soát rủi ro này. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy rằng việc tăng thuế không nhất thiết dẫn đến buôn lậu gia tăng, miễn là đi kèm với các biện pháp kiểm soát hiệu quả.Chính sách thuế kết hợp với quản lý chặt chẽ không chỉ giúp giảm tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm có hại như thuốc lá mà còn đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, phục vụ các mục tiêu y tế công cộng.Tại Việt Nam hiện cũng có nhiều chỉ đạo từ chính phủ tăng cường các biện pháp phòng chống buôn lậu, nhờ đó mà tỷ lệ sử dụng thuốc lá lậu vẫn được kiểm soát (thị phần tiêu dùng thuốc lá lậu giảm từ mức khoảng 20% những năm 2010-2015 xuống mức dưới 14% từ năm 2017, theo nghiên cứu của DEPOCEN).Hơn nữa, tác động kinh tế của chính sách này là tích cực: khi tiêu dùng thuốc lá giảm, chi tiêu sẽ chuyển sang các ngành khác, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng tăng thuế thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ hút thuốc ở giới trẻ. Việc thuốc lá trở nên đắt đỏ hơn sẽ khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, từ bỏ thói quen hút thuốc.Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên ngày càng tăng, vì vậy, một chính sách thuế thuốc lá mạnh mẽ có thể giúp ngăn chặn thói quen này ngay từ khi còn nhỏ. Bảo vệ giới trẻ là bảo vệ tương lai, và sức khỏe cộng đồng chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.Đối với nông dân trồng thuốc lá và lao động trong ngành, Chính phủ có thể hỗ trợ họ chuyển đổi sang các ngành nghề bền vững hơn thông qua hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và chính sách ưu đãi. Nông dân có thể được hướng dẫn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, thân thiện với môi trường. Lao động trong ngành được đào tạo để tìm việc làm mới trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững hoặc công nghiệp xanh. Đồng thời, khuyến khích đầu tư vào các ngành thay thế giúp tạo thêm việc làm.Những biện pháp này không chỉ giúp ổn định sinh kế mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay ở một số tỉnh, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đã hỗ trợ các chương trình giúp chuyển đổi đem lại những kết quả thành công ban đầu.3 khuyến nghị chính sách thuế thuốc lá cho Việt Nam
Với kỳ họp Quốc hội thảo luận về điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt sắp diễn ra, Việt Nam đang có cơ hội quan trọng để giảm tỷ lệ hút thuốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn thu ngân sách bằng cách thực hiện một chính sách thuế thuốc lá mạnh mẽ và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, các khuyến nghị về chính sách thuế thuốc lá bao gồm:Áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp với mức thuế tuyệt đối đủ mạnh, tăng theo lộ trình rõ ràng và phù hợp với mức thu nhập chuyển đổi từ hệ thống thuế tỷ lệ hiện tại sang hệ thống thuế hỗn hợp, bao gồm thuế tuyệt đối đủ mạnh để hạn chế tiêu dùng thuốc lá.Phương án thuế do Bộ Y tế và WHO khuyến nghị là áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp bao gồm thuế tỷ lệ đạt 75% giá bán lẻ và thuế tuyệt đối tăng lên ít nhất 5.000 đồng mỗi bao thuốc vào năm 2026 và tăng dần theo lộ trình tới 15.000 đồng mỗi bao vào năm 2030 để đảm bảo giá thuốc lá không trở nên rẻ hơn theo thời gian.Thuế tuyệt đối phải đủ mạnh để đảm bảo tác động đủ lớn và lâu dài. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy thuế hỗn hợp giúp giảm tiêu thụ thuốc lá đáng kể đồng thời tăng nguồn thu ngân sách ổn định. Định kỳ điều chỉnh mức thuế theo lạm phát và mức tăng thu nhập bình quân để duy trì hiệu quả chính sách trong dài hạn.Hướng nguồn thu thuế thuốc lá vào các chương trình y tế và phát triển xã hội.Sử dụng nguồn thu từ thuế thuốc lá để tài trợ cho các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đầu tư vào các biện pháp phòng ngừa, truyền thông và điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá nhằm giảm chi phí y tế và gánh nặng bệnh tật cho quốc gia.
