Thủ tục khám chữa bệnh BHYT đơn giản hơn, giảm thời gian chờ đợi của người dân
Bộ Y tế cho biết, thủ tục khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh BHYT nói riêng hiện nay đã được đơn giản hóa mạnh mẽ, giúp người bệnh giảm thời gian chờ đợi. Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng...
Thủ tục khám chữa bệnh nói chung, BHYT nói riêng được đơn giản hóa
Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật BHYT, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP và Nghị định 02/2025/NĐ-CP của Bộ Y tế cho hay, thời gian qua các bệnh viện đã triển khai tiếp nhận bệnh nhân hợp lý, sắp xếp phòng khám, phòng thu phí, phòng phát thuốc, phòng khám, các phòng thực hiện cận lâm sàng 1 cửa theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Bên cạnh đó, thủ tục khám chữa bệnh nói chung cũng như khám chữa bệnh BHYT nói riêng đã được đơn giản hóa, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.Sau 6 năm thực hiện Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện, kể từ năm 2019 đến nay, đã có 100% bệnh viện đã có bàn/quầy tiếp đón hướng dẫn, 95% có sơ đồ hướng dẫn đến các khoa, phòng.

Quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT tương đối toàn diện và ngày càng được mở rộng
Cũng theo Bộ Y tế, quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT tương đối toàn diện và ngày càng được mở rộng. Danh mục thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật vừa để đảm bảo quyền lợi của người có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế.Việc quản lý cung ứng và sử dụng các dịch vụ y tế như thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn trong khám chữa bệnh và quy định về quản lý, mua sắm đảm bảo dịch vụ cung ứng cho bệnh nhân theo đúng quy định của pháp luật, sử dụng quỹ BHYT hợp lý, hiệu quả.Năm 2018, có 2.316 cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Năm 2024, số cơ sở ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT là 2.897 cơ sở.

Từ năm 2018 tới nay ghi nhân sự gia tăng nhanh về số lượt khám chữa bệnh BHYT. Cụ thể, năm 2018, đã có 176,1 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, trong đó, số lượt ngoại trú chiếm 160,1 triệu lượt, nội trú là 16 triệu lượt.Năm 2019, số lượt khám chữa bệnh BHYT tăng so với năm 2018. Cụ thể, số lượt khám chữa bệnh BHYT tăng lên 184 triệu lượt, số lượt khám ngoại trú là 166,9 triệu lượt, nội trú là 17,1 triệu lượtTrong giai đoạn 2020-2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số lượt khám chữa bệnh BHYT giảm so với giai đoạn 2015-2019. Đến năm 2023 có 174 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT.Ước tính đến hết năm 2024, toàn quốc có trên 183,6 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT (tăng 9,6 triệu lượt- tương ứng tăng 5,53% so với năm 2023.
Để bảo đảm triển khai kịp thời Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành tư 1/7 tới đây, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 02/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146 năm 2018 và Nghị định số 75 năm 2023, Bộ Y tế đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định mới gồm 3 nhóm nội dung cơ bản: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; Khắc phục các khó khăn, vướng mắc phát sinh thực tiễn khi thực hiện Nghị định số 146, số 75 và số 2; và tháo gỡ các tồn tại thực tiễn trong khám chữa bệnh BHYT và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt tập trung vào một số tồn tại như:Thứ nhất, quy định về thanh toán trong trường hợp điều chỉnh quy mô giường bệnh;Thứ hai, quy định thanh toán BHYT thực hiện trên các thiết bị y tế cho, tặng nhưng chưa thể xác lập sở hữu toàn dân trước ngày 04/3/2023;Thứ ba, quy định thanh toán thuốc, thiết bị y tế, hóa chất đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân;Thứ tư, quy định lộ trình thực hiện và tỷ lệ mức hưởng khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản theo quy định tại điểm e và điểm h khoản 4 Điều 22 của Luật BHYT.