Có xuất hiện mưa sao băng Lyrids bùng phát như quả cầu lửa tuần tới?
Tô Hội•16/04/2025 14:09
Mưa sao băng Lyrids sẽ diễn ra xung quanh chòm sao Vega mà người Việt thường gọi là sao Chức Nữ - một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm và là sao sáng nhất của tam giác mùa hè.
Mưa sao băng Lyrids có đuôi bụi rực sáng
Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), nửa cuối tháng 4 hằng năm là thời điểm bạn có thể chiêm ngưỡng một trong những hiện tượng thiên văn thú vị: mưa sao băng Lyrids. Năm nay, nếu thời tiết thuận lợi, thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này sẽ rơi vào đêm 22 rạng sáng 23/4.
Xác suất mưa sao băng Lyrids tạo ra quả cầu lửa là có.Lyrids là một trận mưa sao băng nhỏ, diễn ra đều đặn mỗi năm từ khoảng ngày 16 đến 25 tháng 4, với cực điểm thường rơi vào khoảng đêm 22, rạng sáng 23. Nguồn gốc của mưa sao băng Lyrids là từ các mảnh vỡ còn sót lại trong quỹ đạo của sao chổi C/1861 G1 Thatcher - một sao chổi có chu kỳ quay quanh Mặt Trời kéo dài tới 415 năm. Lần gần nhất nó đi qua gần Mặt Trời là vào năm 1861.Khi Trái Đất đi qua vùng quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch này, những mảnh vụn lao vào khí quyển với tốc độ cao và cháy sáng, tạo thành các vệt sáng mà chúng ta gọi là sao băng. Đôi khi, bạn có thể bắt gặp những vệt sáng có "đuôi bụi" phát sáng kéo dài trong vài giây – một đặc điểm nổi bật của mưa sao băng Lyrids theo ghi nhận từ NASA.VACA cho biết, Lyra là cái tên chỉ cây đàn lyre (đàn lia) của danh ca Orpheus trong thần thoại Hy Lạp. Chòm sao Lyra chiếm diện tích nhỏ trên thiên cầu, chỉ gồm ít sao nhưng đều có độ sáng cao xếp thành một hình bình hành với một cái đuôi ngắn là sao Vega. Vega hay người Việt thường gọi là sao Chức Nữ, là một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm và là sao sáng nhất của tam giác mùa hè.Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy Lyra xuất hiện nổi bật trên bầu trời phía Bắc – Đông Bắc vào mùa hè khi trời ít mây. Ngoài ra dựa vào chòm sao này, bạn có thể xác định được một số chòm sao lân cận như Vulpecula ở phía Nam, Hercules ở phía Đông, Draco ở phía Bắc và Cygnus ở phía Tây. Bốn ngôi sao sáng còn lại của Lyra lần lượt là Epsilon Lyrae, Zeta Lyrae, Delta Lyrae và Beta Lyrae tạo thành một hình bình hành rất dễ nhận ra. Zeta Lyrae là một cặp sao có thể nhận diện được bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ.Tháng 4 hàng năm, mưa sao băng Lyrids diễn ra ở khu vực quanh chòm sao Vega. Hoạt động từ ngày 16 - 25/4, mưa sao băng Lyrid có thể tạo ra những quả cầu lửa, khiến nó trở thành một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất để chụp ảnh.
Có xuất hiện mưa sao băng Lyrids bùng phát trong tháng 4?
VACA cho biết, Lyrids là một trận mưa sao băng nhỏ, diễn ra đều đặn mỗi năm từ khoảng ngày 16 đến 25 tháng 4, với cực điểm thường rơi vào khoảng đêm 22, rạng sáng 23. Nguồn gốc của mưa sao băng Lyrids là từ các mảnh vỡ còn sót lại trong quỹ đạo của sao chổi C/1861 G1 Thatcher - một sao chổi có chu kỳ quay quanh Mặt Trời kéo dài tới 415 năm. Lần gần nhất nó đi qua gần Mặt Trời là vào năm 1861.Thông thường, số lượng sao băng Lyrids không nhiều. Ngay cả khi trời trong và quan sát tại nơi có điều kiện lý tưởng, số lượng cũng chỉ khoảng 10 tới 20 sao băng mỗi giờ. Trong một số năm hiếm hoi, hiện tượng có thể xảy ra bùng phát với số lượng lên đến hàng trăm vệt mỗi giờ, tuy nhiên điều này hiếm xảy ra và khó đoán trước.Thời gian tốt nhất để ngắm Lyrids là sau nửa đêm 22 đến trước bình minh ngày 23 tháng 4, khi chòm sao trung tâm của nó là Lyra (các tài liệu Việt Nam thường dịch là Thiên Cầm) đã mọc lên tương đối cao ở bầu trời Đông - Đông Bắc. Thực tế thì các sao băng tuy có phần lớn ở gần khu vực của Lyra nhưng cũng rải rác ở khắp mọi nơi khác trên bầu trời.Khi mưa sao băng Lyrids suy yếu, một trận mưa sao băng khác sẽ bắt đầu. Trận mưa sao băng đó sẽ được nhìn thấy rõ nhất từ Nam bán cầu. Trận mưa sao băng Eta Aquariids diễn ra từ ngày 15.4 đến ngày 27.5. Mưa sao băng Eta Aquariids sẽ đạt cực đại vào khoảng ngày 4 - 5/5 và thời điểm quan sát tốt nhất là trước bình minh ngày 5/5.Những mảnh vỡ không gian này đến từ sao chổi Halley nổi tiếng. Mưa sao băng Eta Aquarids được phân loại là mưa sao băng mạnh và có thể quan sát tốt nhất từ Nam bán cầu hoặc gần đường xích đạo. Tuy nhiên, người dân ở một số vĩ độ phía bắc cũng có thể quan sát chúng.