Cách giảm tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu
Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu có thể gây ra một số tác dụng phụ (trước mắt hoặc lâu dài). Dưới đây là một số cách giúp giảm tác dụng phụ của nhóm thuốc này.
1. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ mỡ máu
1.1. Đau cơ
Đau cơ liên quan đến thuốc hạ mỡ máu thường xảy ra trong vòng vài tháng đầu sau khi người bệnh bắt đầu dùng thuốc hoặc tăng liều. Các triệu chứng bao gồm: Đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi các khớp… Nhiều trường hợp cơn đau có thể khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động bình thường.Nên: Người bệnh nên nghỉ ngơi, có chế ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp. Cần trao đổi với bác sĩ để có cách xử trí hợp lý nếu tình trạng đau cơ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

1.2. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Các thuốc hạ mỡ máu có thể khiếnngười dùng bị rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, đau bụng, đầy bụng, chán ăn…Nên: Cố gắng ăn các bữa ăn nhỏ hơn, ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau, ngũ cốc, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên... Nếu các triệu chứng tiêu hóa không hết hoặc làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ.1.3. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Khi dùng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, một số người có thể bị giảm trí nhớ, nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên,...Nên: Các tác dụng phụ này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác. Lưu ý, không nên tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.1.4. Tăng đường huyết
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sử dụng statin làm tăng lượng đường trong máu. Điều này khiến những người sử dụng statin có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn.Nên: Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng statin, bởi statin vẫn được khuyến nghị cho những người có cholesterol trong máu cao và ngăn ngừa đau tim ở những người bị đái tháo đường. Do đó, nên trao đổi với bác sĩ để có được lựa chọn tốt nhất.1.5. Tổn thương gan
Mặc dù các vấn đề về gan rất hiếm gặp, tuy nhiên một số trường hợp có thể tăng mức độ enzyme trong gan (các enzyme này báo hiệu tình trạng viêm).Nên: Nếu mức tăng enzym nhẹ, có thể tiếp tục dùng statin. Nếu mức tăng nghiêm trọng, cần đổi một loại statin khác. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu bất thường, chán ăn, đau bụng trên, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc vàng mắt… cần báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời.2. Cách tốt nhất giảm tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu
Để làm giảm các tác dụng phụ do thuốc hạ mỡ máu gây ra, cần thực hiện:- Nghỉ ngơi: Sau khi dùng thuốc hạ mỡ máu, người bệnh nên nghỉ ngơi để giảm các cơn đau nhức.- Chuyển sang một loại thuốc khác: Nếu gặp các tác dụng phụ, có thể chuyển sang một loại thuốc có tác dụng tương tự nhưng ít tác dụng phụ khó chịu hơn.- Thay đổi liều dùng: Liều thấp hơn có thể làm giảm một số tác dụng phụ khi dùng thuốc hạ mỡ máu.- Có thể tạm dừng dùng statin, điều này có thể giúp bạn biết được liệu thuốc có phải là nguyên nhân gây đau cơ hay các tác dụng phụ khác không.
