Nữ Trung tá quân đội làm bánh tặng cựu chiến binh: 'Tôi muốn trao truyền ký ức tự hào trong mỗi gia đình'
Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, nữ Trung tá quân đội, nhà văn Phạm Vân Anh không chỉ tất bật bên trang viết, chị còn bươn bải trên những con đường để chọn mua nguyên liệu làm bánh và tặng bánh cho các cựu chiến binh.
Là nhà văn áo lính, tôi có điều kiện được gặp gỡ, lắng nghe câu chuyện của các đồng chí lão thành cách mạng, các tướng lĩnh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các cựu chiến binh… Điều ý nghĩa nhất mà tôi thu hoạch được qua những lần gặp gỡ, tri ân ấy là được sống cùng lịch sử, đến gần để chiêm ngưỡng, để hiểu sâu sắc về tinh thần của người cộng sản và tinh thần của một "thế hệ Vàng" người Việt Nam - những con người góp phần làm nên lịch sử.

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh: Lúc đầu, tôi dự định tặng hoa hoặc một bộ quân phục mới để các bác có thể mặc trong các dịp hội họp cựu chiến binh. Song tôi lại nghĩ, đây là dịp mà hàng triệu gia đình quây quần bên nhau, nếu có thể có một vật phẩm gì đó để tri ân các bác, song lại có thể chia sẻ để con cháu cùng biết về việc cha ông mình đã chiến đấu anh dũng, cùng bên nhau ăn miếng bánh ngọt... sẽ ý nghĩa và mang tính gắn kết hơn rất nhiều.

Và tôi đã trao đổi ý tưởng đó với một người bạn gần nhà rất khéo tay và làm bánh rất ngon. Được bạn ủng hộ, hỗ trợ... chúng tôi bắt tay vào làm luôn. Tại Hà Nội, chúng tôi chuẩn bị nguyên liệu từ tối hôm trước, sáng sớm hôm sau làm bánh và chuyển đi ngay trong buổi sáng. Có những trường hợp tôi trực tiếp đến thăm và trao tặng các bác, còn lại sẽ do em tôi và bạn tôi mang đi. Tại các tỉnh, thành phố khác, không thể vận chuyển bánh được nên chúng tôi nhờ bạn bè chọn những hiệu bánh ngon, uy tín ở địa phương làm giúp và chuyển đến các bác.PV: Tại sao chị lại chọn hình ảnh cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nền của chiếc bánhtặng các bác?Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh: Khi học cấp 3 tại Trường THPT Thái Phiên (Hải Phòng), cô giáo chủ nhiệm của tôi là một chiến sĩ Trường Sơn, đã dành trọn vẹn tuổi trẻ của mình để tham gia kháng chiến chống Mỹ. Hoà bình lập lại, cô quay trở về với giảng đường, với phấn trắng bảng đen và trao truyền ký ức tự hào cho học sinh thông qua những bài giảng. Trong rất nhiều những tác phẩm văn học được học ngày đó, tôi nhớ bài "Nước non ngàn dặm" của nhà thơ Tố Hữu với những câu thơ: "Lá cờ nửa đỏ nửa xanh/ Màu đỏ của đất, màu xanh của trời/ Ngôi sao, chân lý của đời/ Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay".Cô đã giảng cho chúng tôi biết, ngày 30/4/1975, xe tăng mang lá cờ có ngôi sao vàng trên nền đỏ và xanh dương tiến vào Dinh Độc Lập, mở ra hòa bình, thống nhất đất nước. Lá cờ, được gọi là Cờ Giải phóng, tung bay khắp miền Nam trong niềm hân hoan non sông liền một dải. Nên trong dịp này, tôi nghĩ tặng các chiến sĩ giải phóng năm xưa chiếc bánh mang hình ảnh Cờ Giải phóng sẽ khá ấn tượng, góp phần nhỏ bé mang lại niềm vui, khơi dậy ký ức tự hào trong các cựu chiến binh.PV: Cảm xúc của các cựu chiến binh như thế nào khi đón nhận chiếc bánh đặc biệt này?
Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh: Lúc đầu có một số bác ngỡ ngàng, sợ bị lừa trên mạng (cười – PV) dù rằng trước khi mang bánh đến, người chuyển bánh đã gọi điện thưa với các bác là có Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh ở Bộ đội biên phòng gửi quà biếu bác. Các bác phải gọi điện xác nhận lại rồi mới nhận. Còn hầu hết các bác đều rất phẩn khởi, vui vẻ đón nhận và gọi điện cảm ơn rất nồng hậu.

PV:Trân trọng cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!