9 hiểu lầm nguy hiểm khi sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc sai cách là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều tai biến y khoa nghiêm trọng, từ tác dụng phụ không mong muốn đến kháng thuốc, thậm chí đe dọa tính mạng...
1. Bị ốm là phải sử dụng thuốckháng sinh
Đây là một trong những hiểu lầm nguy hiểm và phổ biến nhất. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, hoàn toàn không có hiệu lực với virus, tác nhân gây cảm lạnh, cúm, viêm họng cấp hoặc sốt siêu vi. Việc lạm dụng kháng sinh không giúp bệnh nhanh khỏi mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc, một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng hiện nay.Khuyến cáo: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và chỉ định từ bác sĩ, dùng đủ liều, đúng thời gian qui định.2. Cảm thấy khỏe là có thể ngừng thuốc sớm
Nhiều người thường ngừng thuốc khi cảm thấy đỡ bệnh mà không hoàn thành đủ liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt nguy hiểm với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, hoặc thuốc chống trầm cảm. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm bệnh tái phát nặng hơn, gây kháng thuốc.Khuyến cáo: Hãy dùng thuốc đúng liều, đủ ngày theo hướng dẫn. Nếu có phản ứng phụ, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh.

3. Bỏ lỡ một liều thì uống gấp đôi liều sau để bù lại
Việc tăng liều đột ngột có thể gây quá liều, dẫn đến các phản ứng nguy hiểm như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, co giật hoặc hôn mê, đặc biệt với các nhóm thuốc thần kinh, tim mạch, chống đông. Ngược lại, quên liều có thể làm giảm hiệu quả điều trị, nhất là trong các bệnh mạn tính.Khuyến cáo: Nếu lỡ quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi đã gần đến giờ liều kế tiếp, không được tự ý nhân đôi liều.4. Thuốc hiệu quả với người khác cũng sẽ hiệu quả với mình
Mỗi người có cơ địa khác nhau: Tuổi tác, giới tính, cân nặng, chức năng gan thận và bệnh nền đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Một loại thuốc có thể tốt với người này nhưng gây dị ứng, suy gan hoặc phản ứng bất lợi với người khác.Khuyến cáo: Không dùng thuốc theo "truyền miệng". Mọi đơn thuốc cần được kê riêng, phù hợp với từng bệnh nhân.5. Thuốc có nguồn gốc tự nhiên luôn an toàn
Đây là hiểu lầm nguy hiểm. Nhiều loại thuốc thảo dược hoặc thực phẩm chức năng không qua kiểm định chặt chẽ về chất lượng và liều lượng. Một số thành phần thảo dược như cam thảo, nhân sâm, bạch quả có thể tương tác với thuốc tây, gây tăng huyết áp, loạn nhịp tim hoặc chảy máu kéo dài.Khuyến cáo: Tham khảo dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm "thảo dược" nào, đặc biệt nếu đang điều trị bệnh mạn tính.6. Bác sĩ luôn biết hết các loại thuốc người bệnh đang dùng
Trong thực tế, bác sĩ không thể biết chính xác người bệnh đang dùng thuốc gì nếu không được thông báo rõ ràng. Việc sử dụng nhiều loại thuốc từ các đơn khác nhau (đa đơn) có thể gây tương tác thuốc nghiêm trọng hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.Khuyến cáo: Người bệnh nên mang theo danh sách thuốc (bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc nam) mỗi lần đi khám.
