Các ca bệnh đều được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, đến nay nhiều người xuất viện, tuy nhiên yếu tố dịch tễ không rõ ràng, chưa xác định được nguồn lây nhiễm. Hiện ngành y tế đang phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để kiểm soát, phòng dịch bệnh bùng phát.
Những yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng mắc liên mắc liên cầu lợn
ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho hay, những yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc liên cầu lợn gồm: Tiêu thụ thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín, đặc biệt là tiết canh, lòng non tái, hoặc các món ăn chế biến sơ sài từ thịt lợn
Tiếp xúc trực tiếp với lợn sống hoặc thịt lợn trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến, đặc biệt khi người tiếp xúc có vết thương hở, trầy xước trên da.
Lạm dụng rượu bia cũng là một yếu tố nguy cơ cao, do việc sử dụng rượu thường xuyên có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời đi kèm với thói quen ăn uống không an toàn (ăn đồ sống, tiết canh).
Để phòng mắc bệnh, Ths.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương khuyến cáo, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.