Quy định mới nhất cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2025, người lao động cần biết
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định mới. Vậy mức hưởng lương hưu của người lao động được tính như thế nào?
Lương hưu được tính thế nào từ 1/7/2025?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, người lao động có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên sẽ được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, việc tính mức lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tổng thời gian đã đóng BHXH, diễn biến thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH...
Theo BHXH Việt Nam, Điều 64 Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động (NLĐ) làm việc trong điều kiện bình thường là đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định và có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên (hiện nay quy định là từ đủ 20 năm trở lên).
Về mức lương hưu hằng tháng, theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2024, đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2025
Đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc, cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2025 quy định:
Theo Điều 66 và Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).
Trong đó:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Lưu ý:
+ Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước.
+ Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện được tính như quy định trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
+ Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
- Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Đối với NLĐ đóng BHXH tự nguyện, cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2025 như sau:
Theo Điều 99 và Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)
Trong đó:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Lưu ý: Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
- Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
- Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025 là bao nhiêu?
Hiện nay, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
"Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ".
Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
"Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035".
Theo đó, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam cho tới khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ 04 tháng với lao động nữ cho tới khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Như vậy, đến năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và 56 tuổi 8 tháng đối với lao động nữ.
Tin cùng chuyên mục
Chính sách lương hưu năm 2025 có gì thay đổi?
6:00 | 20/11/2024
Dưới đây là những chính sách về lương hưu có thể sẽ được điều chỉnh cho người lao động năm 2025.
Quy định mới nhất về nồng độ cồn và bằng lái xe từ 2025
6:00 | 20/11/2024
Theo Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều quy định mới.
Quy định mới nhất về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe từ 1/1/2025
6:00 | 19/11/2024
Thông tư 36/2024/BYT của Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe có nhiều điểm mới từ 1/1/2025. Điểm mới đó là gì?
Ảnh-Video-Emagazine
Phượng Chanel hội ngộ Quách Ngọc Ngoan mừng sinh nhật con gái
Phượng Chanel mới đây đã khoe hình ảnh Quách Ngọc Ngoan từ Cà Mau bay ra Hà Nội mừng sinh nhật con gái chung. Đây là lần hiếm hoi, cô khoe ảnh người cũ.