Quy định về chế độ nghỉ phép theo Luật Lao động mới nhất, người lao động nên cập nhật

6:00 | 29/10/2024

Nghỉ phép năm là một quyền lợi của người lao động có đủ 1 năm làm việc. Chế độ nghỉ phép của người lao động được quy định thế nào?

Quy định về ngày nghỉ phép năm theo luật lao động mới nhất 2024

Điều 113, Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm với người lao động như sau:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại Khoản 3, Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

 Theo quy định, người lao động làm việc đủ 12 tháng được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Ảnh minh họa: TL

 Theo quy định, người lao động làm việc đủ 12 tháng được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Ảnh minh họa: TL

Có được gộp số ngày nghỉ phép hằng năm?

Quy định tại Khoản 4, Điều 113, Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động được biết. Trong đó:

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.

Thời gian nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Không nghỉ hết phép năm theo quy định được xử lý như thế nào?

Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm theo quy định sẽ được xử lý như sau:

- Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép do thôi việc hoặc bị mất việc làm thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày được nghỉ phép chưa nghỉ.

- Trường hợp không nghỉ hết ngày nghỉ phép trong năm do không có nhu cầu nghỉ mà vẫn tiếp tục đi làm thì người sử dụng lao động không phải thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép chưa nghỉ.

Như vậy, người lao động không nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ sẽ không được thanh toán bằng tiền theo số ngày nghỉ phép còn thừa khi kết thúc năm. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay cũng cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp để gộp ngày nghỉ phép còn dư sang các năm tiếp theo.

Cách tính số ngày nghỉ phép năm

Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính ngày nghỉ phép có một số trường hợp đặc biệt như sau:

- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Công thức tính số ngày phép năm như sau:

Số ngày phép = [( Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên (nếu có))/ 12] x Số tháng làm việc thực tế.

- Trường hợp NLĐ làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

- Toàn bộ thời gian NLĐ làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước.

 Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.

 Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.

Số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên

Tại Điều 114, Bộ luật lao động 2019 quy định nghỉ phép hằng năm tăng theo thâm niên như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.

Người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Ví dụ: Người lao động làm việc đủ 12 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ phép trong năm là 12 ngày làm việc. Khi có đủ từ 5 năm làm việc cho 1 người lao động trở lên thì số ngày nghỉ phép năm tăng lên 13 ngày.

Tương tự ngày nghỉ phép năm tăng lên 15 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật; tăng lên 17 ngày đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nghỉ phép năm là gì?

Nghỉ phép năm là một quyền lợi của người lao động có đủ 1 năm làm việc cho người sử dụng lao động và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Số ngày nghỉ phép trong năm là khoảng thời gian người lao động được quyền nghỉ ngơi (không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết hoặc nghỉ không hưởng lương và nghỉ việc riêng).

Tin cùng chuyên mục

Bảng lương giáo viên các cấp mới nhất hiện nay

Bảng lương giáo viên các cấp mới nhất hiện nay

6:00 | 28/10/2024

Bảng lương giáo viên các cấp hiện nay thế nào kể từ khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024. Dưới đây là bảng lương cụ thể.

Top các ngành nghề trình độ đại học được ưu tiên sử dụng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự

Top các ngành nghề trình độ đại học được ưu tiên sử dụng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự

6:00 | 27/10/2024

Theo quy định hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội.

Quy định mới sắp áp dụng về phí sử dụng đường bộ cao tốc

Quy định mới sắp áp dụng về phí sử dụng đường bộ cao tốc

6:00 | 26/10/2024

Bộ Giao thông vận tải hiện đang dự thảo Nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc. Quy định mới sắp áp dụng có điểm gì mới?

Ảnh-Video-Emagazine

Hình ảnh kinh hoàng tại mỏ đá Nà Cà ở Bắc Kạn

Hình ảnh kinh hoàng tại mỏ đá Nà Cà ở Bắc Kạn

Mỏ khai thác đá vôi Nà Cà của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng thuộc thôn Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn hoạt động khiến người dân khiếp sợ khi đi qua.