Quy trình siêu âm chẩn đoán bệnh được thực hiện như thế nào?

11:35 | 01/10/2022

Siêu âm được biết đến là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại được áp dụng phổ biến nhất để có thể phát hiện sớm bệnh lý, chẩn đoán chính xác và điều trị dễ dàng hơn. Vậy quy trình siêu âm được thực hiện như thế nào?

1. Mục đích của siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng âm thanh tần số cao để chụp lại hình ảnh các cơ quan, hệ cơ quan, nội tạng bên trong cơ thể mà không cần sử dụng đến các phương pháp xâm lấn khác như phẫu thuật. Siêu âm không chỉ ghi lại những hình ảnh của các mô mà còn có thể mô tả sự chuyển động của các cơ quan hay mạch máu trong cơ thể.

Khác với chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính siêu âm không sử dụng các tia bức xạ do đó tạo ra tính an toàn cho cơ thể, đặc biệt nhất là đối với những trường hợp siêu âm thai nhi.

Hình ảnh siêu âm có thể mang những mục đích sau:

● Siêu âm ổ bụng: Mục đích của kỹ thuật này là quan sát các mô, cơ quan trong khu vực này như gan, tụy, lách... nhằm tìm ra những dấu hiệu bất thường.

● Siêu âm xương: Kỹ thuật này đánh giá độ loãng của xương giúp bác sỹ đưa ra lời khuyên nhằm hạn chế tình trạng gãy xương của bệnh nhân.

● Siêu âm vú: Quan sát và sàng lọc sớm những biểu hiện của ung thư vú.

● Siêu âm Doppler: Tính toán lưu lượng và tốc độ máu chảy trong lòng mạch, phát hiện các cục máu đông cản trở dòng chảy của máu và các bệnh liên quan đến tim mạch khác.

● Siêu âm tim: Quan sát và phát hiện những bất thường của tim.

● Siêu âm thai: Kỹ thuật này nhằm xác định giới tính của thai, sàng lọc thai bất thường, dị tật bẩm sinh hay kiểm tra các cơ quan sinh sản của người phụ nữ như tử cung, buồng trứng...

● Sinh thiết: Siêu âm có thể giúp các kỹ thuật viên lấy chính xác tế bào tại các mô cần tiến hành sinh thiết.

Siêu âm hỗ trợ các bác sĩ thực hiện công tác thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý.

Siêu âm hỗ trợ các bác sĩ thực hiện công tác thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý.

2. Những ưu điểm của phương pháp siêu âm

● Hỗ trợ bác sĩ thực hiện công tác thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý như u nang, viêm, dị dạng… ở nhiều vị trí trên cơ thể như gan, mật, thận, ổ bụng, vú, tử cung…

● Cung cấp hình ảnh rõ nét đánh giá sự phát triển của thai nhi, đặc biệt với siêu âm 3D, 4D có thể phát hiện sớm các dị tật hình thái ở thai nhi (nếu có).

● Đánh giá chính xác vị trí và kích thước của sỏi như sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang…

● Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây hại, gây đau cho người sử dụng, có thể thực hiện kiểm tra nhiều lần nếu cần thiết.

● Kỹ thuật siêu âm sử dụng sóng âm, không sử dụng tia phóng xạ ion hóa như trong X-quang nên không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Đồng thời, còn cho phép nhìn thấy những hình ảnh rõ nét của các mô mềm mà X-quang thường không nhìn rõ.

● Siêu âm 4D giúp bố mẹ nhìn thấy được hình hài, mặt mũi của trẻ khi còn trong bào thai.

● Siêu âm ít tốn kém hơn những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, nên thường được cân nhắc sử dụng phổ biến.

3. Các loại siêu âm được áp dụng trong y khoa

BS Nguyễn Thạch Thảo (Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Medlatec) cho biết, trong y học, siêu âm được chia thành 3 loại siêu âm chính theo cách tiếp cận bộ phận cơ thể để ghi nhận hình ảnh. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và bộ phận cơ thể cần chẩn đoán thì bác sĩ chuyên môn sẽ có chỉ định loại siêu âm phù hợp với từng bệnh nhân. 

Các loại siêu âm cụ thể gồm:

● Siêu âm không xâm lấn: Được chỉ định phổ biến khi như: siêu âm tim, mạch máu, siêu âm thai, siêu âm tim thai, siêu âm ổ bụng; siêu âm tuyến giáp, tuyến vú, phần mềm, cơ xương khớp.

● Siêu âm xâm lấn: Được thực hiện bằng cách đưa thiết bị vào bên trong cơ thể thông qua âm đạo hoặc hậu môn để kiểm tra các bệnh như: buồng trứng, tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt, tắc trực tràng, khối u trực tràng… 

● Siêu âm nội soi được thực hiện khi cần kiểm tra chi tiết tại các bộ phận như dạ dày, thực quản. 

4. Các quy trình siêu âm được thực hiện như thế nào?

Theo Ths.BS Hồ Hoàng Phương (Giám đốc Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM), siêu âm được biết đến là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại được áp dụng phổ biến nhất, bất kỳ ai cũng có thể tham gia kỹ thuật này để có thể phát hiện sớm bệnh lý, chẩn đoán chính xác và điều trị dễ dàng hơn. Quy trình siêu âm được thực hiện các bước như sau:

4.1. Chuẩn bị siêu âm

Tùy vào khu vực hoặc bộ phận được kiểm tra mà người tham gia kỹ thuật siêu âm có sự chuẩn bị khác nhau. Thông thường, bác sĩ có thể yêu cầu người tham gia nhịn ăn từ 8-12 giờ đồng hồ trước siêu âm, đặc biệt là trong khám bụng bởi thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ chặn sóng âm thanh, kỹ thuật viên khó thu được hình ảnh rõ nét và chính xác.

Trường hợp kiểm tra gan, túi mật, tuyến tụy và lá lách, người tham gia được yêu cầu có chế độ ăn không chất béo vào buổi tối trước xét nghiệm, sau đó nhịn ăn cho tới khi thực hiện thủ thuật. Người tham gia vẫn có thể uống nước hoặc uống các loại thuốc theo sự cho phép của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với một số kiểm tra khác như siêu âm vùng chậu, người tham gia sẽ được yêu cầu uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang đầy, hình ảnh thu nhận được rõ nét và chính xác hơn.

Lưu ý khi thực hiện:

Cần cung cấp chính xác thông tin các loại thuốc bản thân đang sử dụng với bác sĩ, kể cả các loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng để có sự chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp.

Trường hợp siêu âm cho trẻ nhỏ cần tuân thủ thêm một số yêu cầu nhất định, do đó bố mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Tuân thủ đúng những hướng dẫn của kỹ thuật viên trong suốt quá trình thực hiện siêu âm.

Người tham gia siêu âm sẽ được bác sĩ hướng dẫn quy trình thực hiện các bước cụ thể. Ảnh minh họa: BV Hoàn Mỹ

Người tham gia siêu âm sẽ được bác sĩ hướng dẫn quy trình thực hiện các bước cụ thể. Ảnh minh họa: BV Hoàn Mỹ

4.2. Thực hiện siêu âm

Bác sĩ siêu âm sẽ sử dụng một loại gel bôi trơn đặc biệt thoa lên da, gel này giúp đầu dò tiếp xúc an toàn với cơ thể, loại bỏ các túi khí giữa đầu dò và da để chặn sóng âm truyền vào trong cơ thể. Đầu dò sẽ được đặt trên cơ thể và tiến hành di chuyển qua lại ở khu vực cần kiểm tra, thực hiện liên tục đến khi thu lại được hình ảnh mong muốn.

Thông thường, áp lực gây ra từ đầu dò được ép vào khu vực cần kiểm tra không gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu cho người được siêu âm. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng kiểm tra là vùng mô mỏng, có thể cảm thấy tức hoặc đau nhẹ.

Tùy thuộc vào bộ phận cần kiểm tra mà người tham gia được yêu cầu thay đổi vị trí để bác sĩ có thể tiếp cận tốt hơn.

Kết thúc quá trình siêu âm, người tham gia được làm sạch toàn bộ gel bôi trơn được thoa lên da trước đó. Thời gian siêu âm thường kéo dài trong vòng 15 – 30 phút, phụ thuộc vào vùng được kiểm tra. Sau đó, có thể sinh hoạt, vận động bình thường.

Đối với kỹ thuật siêu âm qua đường âm đạo hoặc hậu môn, đầu dò sẽ được kỹ thuật viên nhẹ nhàng đưa vào lỗ âm đạo hoặc hậu môn để thu được những hình ảnh theo yêu cầu của bác sĩ. Kỹ thuật này thường áp dụng trong siêu âm thai giai đoạn đầu, siêu âm phát hiện một số nhiễm trùng ở nữ hay đánh giá chức năng của trực tràng hoặc tuyến tiền liệt.

Trong trường hợp được chỉ định siêu âm nội soi hoặc sinh thiết tế bào, các đầu dò siêu âm sẽ được gắn với ống nội soi, qua đường thực quản vào trong cơ thể để quan sát tim, mạch máu hay giúp kỹ thuật viên lấy chính xác các tế bào ở khu vực cần sinh thiết.

4.3. Sau siêu âm

Kết quả siêu âm được ghi lại và thể hiện trên hình ảnh, dựa vào đó bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện những bất thường nếu có. Bác sĩ có thể yêu cầu tái khám định kỳ, hoặc kết hợp thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thiết khác như chụp CT, MRI, sinh thiết… Tất cả những kết quả này sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.