Sau Delta thế giới đối mặt 2 biến chủng nguy hiểm mới

12:42 | 15/07/2021

Biến chủng Delta vẫn đang là nỗi “ác mộng” trên toàn thế giới thì giới khoa học tiếp tục cảnh báo các biến thể của SARS-CoV-2 mới.

Tình hình dịch bệnh đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta (Ấn Độ) hết sức nguy hiểm. Tổng cộng số ca mắc trên toàn thế giới đã vượt 189,1 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,07 triệu người tử vong.

Thế giới hiện đang đổ dồn sự tập trung vào Delta, biến chủng này được Tổ chức Y tế Thế giới WHO mô tả là "dễ lây lan nhất thế giới". Delta đã làm ảnh hưởng tới kế hoạch đưa cuộc sống trở lại bình thường tại nhiều quốc gia mặc dù kế hoạch tiêm chủng vẫn đang được nhiều nước gấp rút triển khai.

Tuy nhiên, ngoài Delta, giới khoa học thế giới cũng “đau đầu” vì các biến thể SARS-CoV-2 mới, đặc biệt 2 chủng có tên gọi là Lambda và Epsilon. Theo báo Dân trí, biến thể Lambda, được phát hiện lần đầu tiên ở Peru, đã lây lan nhanh chóng ở khu vực Nam Mỹ và xuất hiện ở ít nhất 29 quốc gia trong những tháng gần đây. Vào ngày 14/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm Lambda vào danh sách “biến thể đáng quan tâm”.

WHO cho biết, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối đe dọa của biến thể Lambda.

Theo WHO, Lambda mang một số đột biến có liên quan đến việc tăng khả năng lây nhiễm và chống lại khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, WHO cho biết cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối đe dọa của biến thể Lambda và những biến thể khác đang lưu hành.

Một số chuyên gia y tế nhận định, Lambda có thể "nguy hiểm hơn cả Delta" xét về khả năng lây lan diện rộng trong cộng đồng nhưng nhiều ý kiến cho rằng điều này chưa thể kết luận. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Chile công bố vào đầu tháng 7 phát hiện, biến thể Lambda làm giảm mức độ kháng thể chống lại virus ở những người đã tiêm vaccine.

Trên VOV, Thomas Preiss - Giáo sư chuyên về khoa học bộ gen tại Đại học Quốc gia Australia cho biết, việc biến thể Lambda có thể “vượt qua biến thể Delta về khả năng lây nhiễm trong cộng đồng hay không” cần được điều tra thêm.

Trong khi đó, Tiến sỹ Maria Van Kerkhove - trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO nhận định, cần có thêm phân tích về virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu để hiểu chúng đang thay đổi như thế nào. “Lambda sẽ không được xác định là một “biến thể đáng lo ngại” trừ khi nó được chứng minh mang những đặc điểm như có khả năng lây nhiễm cao hơn, nghiêm trọng hơn hoặc có tác động đến các biện pháp phòng dịch như xét nghiệm và tiêm vaccine”, bà Kerkhove nói.

Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét một biến chủng khác có tên Epsilon, lần đầu được phát hiện ở Mỹ. Ảnh minh họa: listverse

Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét một biến chủng khác có tên Epsilon, lần đầu được phát hiện ở Mỹ. Theo đó, sự xuất hiện của Epsilon được cho đã làm nổi bật đặc tính nguy hiểm của virus khi nó có thể biến đổi bất ngờ để gây ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của con người.

Vào đầu tháng 7, một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Science cho thấy, các nhà khoa học đã chỉ ra 3 đột biến của biến thể Epsilon làm giảm hiệu lực của các kháng thể trung hòa sinh ra từ những loại vaccine hiện tại. Epsilon được các nhà khoa học mô tả là có chiến lược thoát kháng thể "gián tiếp và rất bất thường", thông qua việc tự sắp xếp lại một phần của protein đột biến mà virus sử dụng để liên kết với các tế bào của con người. “Việc hiểu cơ chế né tránh hệ miễn dịch ở các biến thể mới là điều rất quan trọng trong việc kiểm soát đại dịch”, các nhà nghiên cứu viết.

Vào tháng 6, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã hạ cấp Epsilon từ “biến thể đáng lo ngại” xuống “biến thể đáng quan tâm”, với lý do tỷ lệ nhiễm biến thể này trên toàn quốc đã giảm đáng kể. WHO cũng hạ cấp biến thể Epsilon và xếp vào danh sách cần theo dõi thêm.

Sự xuất hiện của biến thể Epsilon hay Lambda và các biến chủng khác đã mang lại nhiều bài học cho các nhà nghiên cứu khi họ tìm hiểu cơ chế lây lan, né tránh vaccine nhằm giúp thế giới chủ động hơn trước những mối nguy hiểm mới.

Tin cùng chuyên mục

Tại sao phi công có thể thoải mái ngủ trong khi máy bay đang chở đầy hành khách?

Tại sao phi công có thể thoải mái ngủ trong khi máy bay đang chở đầy hành khách?

8:34 | 15/05/2024

Nhiều người thắc mắc rằng liệu phi công có thực sự ngủ được trên máy bay hay không, đặc biệt là trong những chuyến bay dài. Câu trả lời là có, họ hoàn toàn có thể chợp mắt và nghỉ ngơi trong khi máy bay vẫn đang bay trên bầu trời.

Người thừa kế tỷ USD 'đẹp trai nhất thế giới'xuất hiện với tạo hình xấu lạ

Người thừa kế tỷ USD "đẹp trai nhất thế giới"xuất hiện với tạo hình xấu lạ

8:51 | 09/05/2024

Sự xuất hiện của người thừa kế điển trai Gustav Witzoe tại thảm đỏ Met Gala năm nay đã ngay lập tức khiến nhiều người bất ngờ.

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

Bí ẩn về loài bạch tuộc chỉ sinh sản một lần và bảo vệ con cái của chúng cho đến hơi thở cuối cùng!

9:52 | 21/04/2024

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương còn được biết đến với tên gọi là Bạch tuộc khổng lồ Bắc Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc cỡ lớn trong chi Enteroctopus phân bố ở bờ biển phía Bắc Thái Bình Dương và có ở California, Oregon, Washington, British Columbia, Alaska, Nga, Bắc Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.