Sẽ tăng chế tài xử phạt, hạn chế hoạt động nghệ thuật khi người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo 'nổ'?
Hình ảnh nghệ sĩ, người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng... quảng cáo thuốc, thực phẩm, thực phẩm chức năng với những lời giới thiệu quá mức đang lan tràn trên mạng, nhằm tăng sự tin cậy của người dân...
Tất cả các cá nhân vi phạm về quảng cáo đều phải bị xử phạt
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm cho biết đã nhận được phản ánh một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm, đặc biệt quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có công dụng như thuốc chữa bệnh, gây nhầm lẫn về chất lượng.Ngoài ra theo tìm hiểu có một số người mặc áo bluse xưng danh là bác sĩ, một số người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội vi phạm quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng (như sữa).Về vấn đề này, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: Tất cả các cá nhân vi phạm đều phải bị xử phạt. Tuy nhiên tùy vào từng sản phẩm mà có quy định cụ thể phân cấp xử phạt.

Đã phân cấp rõ chức năng nhiệm vụ trong thực hiện hậu kiểm
Đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng cho hay, theo phân cấp, vấn đề hậu kiểm là UBND các tỉnh, thành phố phụ trách. Nghị định 15 đã phân cấp toàn bộ từ tiếp nhận công bố, quảng cáo, kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm… đã phân cấp, thẩm quyền.Trong nhiều trường hợp, khi có dấu hiệu nghiêm trọng, hoặc nhận được phản ánh, Cục cũng chuyển cho địa phương xử lý.Việc công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018, theo đó, đa số các thực phẩm được tự công bố. Việc trao quyền công bố sản phẩm cho các doanh nghiệp để tạo thông thoáng trong thủ tục hành chính.Khi công bố doanh nghiệp phải "cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố".Quy định này nhằm gắn trách nhiệm trong tuân thủ các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về an toàn sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh đã được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 và điểm a Khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩmNghị định cũng phân cấp rõ về quản lý. Tại khoản 8 Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP nêu rõ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm "Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi".Khoản 1 Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn thực phẩm tại địa phương; tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bànHàng năm, Cục An toàn thực phẩm có các văn bản chỉ đạo Sở Y tế các địa phương, Sở An toàn thực phẩm TP HCM triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn.Việc tin theo các nội dung quảng cáo sai sự thật khiến người bệnh có thể bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi bệnh
